Chiều 14.8, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn TP.
Tại đây, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm đến nay Hà Nội ghi nhận, 315 trường hợp mắc bệnh sởi, chưa có tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2017. Bệnh nhân phân bố rải rải tại 183 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện và tản phát, không tập trung thành ổ dịch. Cao nhất là Hoàng Mai (31 trường hợp), Nam Từ Liêm (27 trường hợp), Bắc Từ Liêm (24 trường hợp),…
Về sốt xuất huyết có 384 trường hợp mắc, rải rác ở 144 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2017.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh. Ảnh: T.An
Bên cạnh đó, một số các dịch bệnh khác được Sở Y tế ghi nhận được đó là thương hàn (1 trường hợp), mô cầu não (2 trường hợp), viên não Nhật Bản (8 trường hợp), liên cầu hơn (11 trường hợp), ho gà (51 trường hợp) và các bệnh tay chân miệng (1.222 trường hợp) chủ yếu phân bố ở các xã, phường, thị trấn, không ghi nhận ổ dịch lớn nhiều bệnh nhân.
Theo PGĐ Sở Y tế Hà Nội, mặc dù số bệnh nhân sởi mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017 nhưng hiện tại các ca bệnh đều phân bố rải rác ở toàn TP, chưa xuất hiện ổ dịch và chưa có ca tử vong. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia dự báo dịch sởi có thể tiếp tục gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 vì các lý do như nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi thế giới và tại Việt Nam; năm 2018 – 2019 bắt đầu bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (tại Hà Nội dịch bệnh sởi xuất hiện và bùng phát vào năm 2014).
PGĐ Sở Y tế cũng lưu ý về bện sốt xuất huyết mặc dù bệnh giảm mạnh so với cùng kỳ của năm 2017. Bởi sốt xuất huyết là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc (riêng năm 2017, Thành phố ghi nhận trên 37.000 trường họp), đồng thời hiện nay các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại như tình trạng ổ nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ.…là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phảt triển, theo nhận định dịch bệnh nảy có thể gia tăng vào khoảng thời gỉan từ tháng 9 đến tháng 11.2018.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, thời gian tới Ngành Y tế Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tổ chức cách ky kịch thời người mắc bệnh; Thực hiện tốt hoạt động tiêm chủng thường xuyên, đảm bảo ít nhất 95% trẻ dưới 2 tuổi được tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi ở quy mô xã, phường, thị trấn; Tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi; Phối hợp với ngành giáo dục tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sởi khi trẻ nhập học vào mẫu giáo và lớp 1. Đảm bảo trẻ 6 tuổi (khi nhập học lớp 1) đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi theo quy định.