Giải bài toán về nguyên, phụ liệu cho dệt may Việt Nam

Thứ ba, 07 Tháng 4 2020 10:37 (GMT+7)
Đứng ở vị trí tốp 3 những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng giá trị mang lại của ngành Dệt may Việt Nam (DMVN) rất thấp, với tỷ suất lợi nhuận chiếm khoảng 5 đến 10%. Tồn tại nêu trên là do chúng ta chưa chủ động được nguồn nguyên, phụ liệu (NPL) trong nước và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài. Do đó, khi gặp sự cố về nguồn cung, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) bị tác động tiêu cực. Để phát triển bền vững, buộc các đơn vị dệt may phải đầu tư, chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Giải bài toán về nguyên, phụ liệu cho dệt may Việt Nam
Sản xuất mặt hàng khẩu trang kháng khuẩn tại Công ty Dệt kim Đông Xuân (Hà Nội).
 
Bài 1: Tái cơ cấu nguồn cung
 
Dệt may là một trong những ngành hàng bị tác động trực tiếp và khá nặng nề bởi dịch Covid-19. Không chỉ sản xuất bị gián đoạn do phụ thuộc đầu vào NPL nhập khẩu, mà khâu tiêu thụ, đầu ra tại nhiều thị trường lớn cũng gặp khó khăn. Các DN đã mạnh dạn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từng bước chủ động NPL để ổn định sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.
 
Chủ động xoay xở
 
Thời điểm hiện tại, ngành DMVN đang phải đối diện với tác động kép khi nguồn NPL nhập khẩu chưa kịp ổn định thì hàng loạt khách hàng lớn ở thị trường EU và Mỹ liên tiếp hủy và hoãn đơn hàng khiến mỗi tháng ngành bị thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng cùng khoảng 1 triệu người thiếu việc làm. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong vài tháng tới, nếu dịch Covid-19 không được khống chế.
 
Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Ðức Giang, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trầm trọng tới ngành DMVN trong quý I, thậm chí cả quý II. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là nguồn cung NPL nhập khẩu bị thiếu từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái-lan, Ma-lai-xi-a,... Do thiếu hụt nguồn NPL nhập khẩu, các DN dệt may phải điều chỉnh lại kế hoạch, bố trí lại dây chuyền sản xuất từ hàng dệt thoi sang hàng dệt kim, giảm giờ làm, cắt giảm nhân công,... nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất ở mức tối ưu. Ðứng trước khó khăn, ngay từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã huy động tổng lực cùng các đơn vị thành viên đẩy mạnh sản xuất mặt hàng vải khẩu trang kháng khuẩn cung cấp ra thị trường phục vụ nhân dân phòng, chống dịch. Ðiều đó cho thấy phản ứng linh hoạt, hiệu quả của Vinatex trước tình huống khẩn cấp, nhưng cũng chỉ sử dụng 15% đến 20% năng lực sản xuất của Tập đoàn. Như vậy, việc xoay chuyển sản xuất mặt hàng này, ngoài lợi ích xã hội, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh vẫn chưa phải là giải pháp triệt để giúp Vinatex và các đơn vị thành viên vượt qua cơn "bĩ cực" hiện nay.
 
Liên quan tới việc chủ động nguồn NPL phục vụ sản xuất trong thời gian tới, Tổng Giám đốc Vinatex, Lê Tiến Trường cho biết, trong tháng 2, tháng 3 vừa qua, Vinatex chưa vào đỉnh điểm tình trạng thiếu NPL do lượng hàng đặt trước và được giao trong tháng 1. Tuy nhiên, áp lực thiếu nguyên liệu, việc làm sẽ lên đỉnh điểm vào tháng 4, thậm chí cả tháng 5, cho nên Tập đoàn sẽ tập trung giải quyết các đơn hàng cho các thị trường khác trong thời điểm thiếu nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, đơn cử là tập trung vào sản xuất khẩu trang phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Khẩu trang là mặt hàng mà Vinatex làm chủ được nguồn nguyên liệu, tạo chuỗi cung ứng hoàn thiện trong nội bộ Vinatex. Bên cạnh mặt hàng khẩu trang, Tập đoàn sẽ đẩy mạnh kích cầu nội địa một số mặt hàng như sơ-mi, quần âu, quần áo dệt kim, cũng là những mặt hàng Vinatex chủ động được nguyên liệu. Mặt khác, Vinatex cũng đẩy cao công suất sản xuất vải của tất cả các nhà máy dệt trong Tập đoàn để có thể bảo đảm sản xuất, thay thế một phần thiếu hụt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu. Thế nhưng, đó chỉ là giải pháp tình thế, không có lợi về mặt tài chính, bởi vì nguyên liệu sản xuất trong nước có quy mô nhỏ, giá thành cao hơn so với nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù vậy, Vinatex vẫn quyết định thực hiện giải pháp sản xuất nguyên liệu nội địa cung ứng cho sản xuất, để các nhà máy may không bị gián đoạn sản xuất, người lao động có việc làm. Ðồng thời, hy vọng các nhà máy sản xuất nguyên liệu của Trung Quốc quay trở lại sản xuất và cung cấp nguồn hàng ổn định trong những tháng tới.
 
Không chỉ Vinatex và các đơn vị thành viên, hầu hết các DN vừa và nhỏ cũng đang "đau đầu" giải bài toán về NPL. Giám đốc Công ty Hóa dệt Hà Tây, Nguyễn Thanh Tùng cho biết, mặc dù DN đã chủ động được hơn 80% nguồn NPL phục vụ sản xuất từ nguồn trong nước, tuy nhiên, khi dịch Covid-19 lan rộng, đơn vị hoạt động hết sức khó khăn do số nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài bị gián đoạn. Mặc dù tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu chiếm chưa đến 20% sản phẩm nhưng hơn 90% số đó lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc, số còn lại nhập từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc),... đồng thời phân bổ trên tất cả các sản phẩm. Do đó, nếu không nhập được nguyên liệu, sẽ không thể hoàn thiện sản phẩm để giao cho khách hàng theo đúng hợp đồng. Chung quan điểm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - dệt may Thanh Bình, Nguyễn Thị Bình cho biết, công ty không vướng mắc đầu ra cho sản phẩm vì năm 2020 đã ký hợp đồng xuất khẩu quần áo sang Lào, Cam-pu-chia nhưng dịch bệnh lại khiến DN khó khăn ở đầu vào vì phần lớn NPL như: vải, cúc, khóa,... phải nhập từ Trung Quốc. Mặc dù nguồn NPL hiện tại không còn căng thẳng nhưng cũng chưa bảo đảm ổn định cho nên DN đã tính tới phương án tìm nguồn cung khác thay thế. Tuy nhiên, để tìm được nhà cung cấp ưng ý không phải trong "một sớm một chiều" mà cần phải có thời gian, nhất là phải phù hợp với mẫu mã, giá cả sản phẩm.
 
Tìm kiếm thị trường thay thế
 
Theo Vitas, việc nguồn NPL nhập khẩu bị gián đoạn thời gian qua đã ảnh hưởng tới khoảng 30 đến 40% năng lực sản xuất tùy từng DN. Bên cạnh đó, không ít DN phải đối diện với tình trạng chịu phạt, mất khách hàng do chậm giao hàng hoặc không hoàn thành hợp đồng đã ký. Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Bạch Thăng Long cho biết, đơn vị đã chủ động được một phần nguồn NPL phục vụ sản xuất trong những tháng tới. Thế nhưng, những diễn biến thị trường cho thấy, dù DN có NPL, muốn làm cũng không có hàng để làm do nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm mạnh. Nhiều DN làm FOB (mua nguyên liệu, sản xuất, bán thành phẩm) thậm chí đã hoàn thành đơn hàng, nhưng khách hàng lại xin lui thời gian giao hàng. Ðây mới là tình huống đáng ngại, ảnh hưởng lớn đến các DN cũng như lực lượng lao động trong thời gian tới.
 
Cũng theo ông Bạch Thăng Long, câu chuyện chủ động nguồn NPL không phải khi dịch xảy ra mới được bàn tới. Vấn đề này đã được đề cập từ nhiều năm qua. Hiện DMVN phụ thuộc khoảng 65% đến 70% NPL nhập khẩu từ Trung Quốc, do đó, khi nguồn cung gặp trục trặc sẽ khiến các DN phụ thuộc bị "tê liệt" theo. Vì vậy, đây cũng là thời điểm để các DN tính toán, cơ cấu lại nguồn cung. Nếu cả thế giới cứ mãi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện tại, chắc chắn khả năng bị gián đoạn nguồn cung như thời gian vừa qua rất dễ xảy ra. Nhiều hãng lớn toàn cầu cũng đang có các chính sách phát triển nhằm giảm bớt sự phụ thuộc nguồn cung NPL từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những thách thức hiện hữu về giá thành, thời gian giao hàng, chi phí vận chuyển,... không thể giải quyết trong ngắn hạn. Mặt khác, các thương hiệu toàn cầu hầu hết đều có chuỗi cung ứng riêng của mình, thậm chí từ nhiều nước khác nhau và họ còn có thể điều hành hoạt động của cả chuỗi. Nhưng việc tham gia vào các chuỗi này không hề đơn giản vì phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra. Do đó, việc thay đổi nguồn cung, ngoài liên quan đến tiềm lực của DN, còn phải đáp ứng đủ những yêu cầu, quy định rất chặt chẽ mà thương hiệu làm chủ chuỗi đề ra. Ngoài Trung Quốc, hiện vẫn còn nhiều nguồn cung NPL khác cho ngành DMVN như: Ấn Ðộ, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Thái-lan,... nhưng thực tế mỗi nước cũng chỉ mạnh về một chủng loại chứ không tổng hợp được như thị trường Trung Quốc. Không những vậy, giá cũng là một lợi thế lớn của hàng Trung Quốc và việc nhập hàng từ Trung Quốc còn có lợi thế địa lý giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển,...
 
Việc Việt Nam chủ động tìm nguồn cung khác cho hàng may xuất khẩu là một thách thức. Bởi đơn cử, khi chúng ta chủ động kết nối được với một nhà sản xuất và đặt một đơn hàng nguyên liệu mới thì quy trình từ phát triển mẫu mã, sản xuất và vận chuyển tới DN sản xuất may của Việt Nam cũng phải mất tới 50 ngày. Do đó, tìm nguồn cung mới không phải là giải pháp cho ngắn hạn. Chủ tịch Vitas, Vũ Ðức Giang cho biết, trong ngành hàng thời trang thường ký hợp đồng trước khá lâu và các nhà mua hàng đã phê duyệt NPL. Khi nguồn cung đã được phê duyệt bị đình đốn như thời gian có dịch Covid-19, các DN DMVN có muốn đổi nguồn cung để bảo đảm sản xuất đơn hàng cũng không thể thực hiện ngay. Vì vậy, việc tìm nguồn cung nguyên liệu mới chỉ có thể là giải pháp ở tầm trung và dài hạn. Ðồng quan điểm, Tổng Giám đốc Vinatex, Lê Tiến Trường cho rằng, với thực tế rủi ro đang được nhìn thấy từ việc phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ có sự sắp xếp lại, điều chỉnh hợp lý hơn, với quan điểm không phụ thuộc 100% vào một quốc gia hay khu vực cung ứng, dù đó có là nơi sản xuất tốt nhất, giá thành thấp nhất. Thay vào đó, với nơi cung ứng tốt nhất, cũng chỉ quy hoạch tỷ lệ cung ứng tới 60%, còn 40% dành cho các nơi cung ứng khác nhằm tạo sự cân bằng tốt hơn cho chuỗi toàn cầu. Việt Nam cũng cần tính tới một chiến lược đúng đắn, linh hoạt với tình hình mới, nhất là khi chuỗi cung ứng toàn cầu có thể được điều chỉnh. Thêm vào đó, Việt Nam với lợi thế cho ngành dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) sẽ là cơ hội để ngành xoay chuyển, bứt phá; tự điều chỉnh và hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để vượt qua thách thức, đẩy mạnh phát triển.
 
Hằng năm Việt Nam nhập khẩu 60% vải, 55% xơ sợi và 45% phụ liệu từ thị trường Trung Quốc để phục vụ sản xuất.
 
Mặc dù các DN đang tích cực tìm kiếm nguồn cung khác từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... song các nguyên, phụ liệu từ các nguồn cung này chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã và khó đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, thậm chí giá cao hơn nguồn hàng từ Trung Quốc,...
 
Nguồn: Cục Công nghiệp (Bộ Công thương)
BÀI VÀ ẢNH: HOÀNG VIỆT - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Dệt may - Da giầy

  • Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội kinh doanh tại VTG 2023
    Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về máy móc, thiết bị công nghiệp ngành dệt may - VTG 2023 đã khai mạc sáng 25-10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (TP HCM) và diễn ra đến hết ngày 28-10.
    Thứ sáu, 27 Tháng 10 2023 00:22
  • Xuất khẩu dệt may kỳ vọng cuối năm
    Việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam là cơ hội tốt đối với xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng
    Thứ ba, 26 Tháng 9 2023 00:48
  • Xuất khẩu dệt may đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
    Chuyển đổi sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế, bảo vệ môi trường... đang là yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường xuất khẩu
    Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 00:13
  • Kiên Giang: Xử phạt 5 hộ kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Adidas
    Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành 5 quyết định xử phạt 5 hộ kinh doanh giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Nike, Adidas, Ranger, Catier, Patekphilppe…
    Thứ hai, 13 Tháng 2 2023 00:49
  • Hiện thực hóa “giấc mơ xanh” cho ngành dệt may
    Trong hành trình “xanh hóa” ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đạt được những chứng nhận sản xuất xanh từ những thị trường khó tính.
    Thứ ba, 17 Tháng 1 2023 08:35
  • Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA
    Trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao.
    Chủ nhật, 29 Tháng 5 2022 22:36
  • Ngành dệt may trước ngưỡng cửa “xanh hoá”
    "Xanh hóa" ngành dệt may là xu thế toàn cầu, doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu
    Thứ ba, 24 Tháng 5 2022 22:10
  • Dệt may nội địa thất thu do dịch bệnh
    Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh hàng may mặc trong nước gặp nhiều khó khăn khi người dân thắt chặt chi tiêu, doanh thu giảm mạnh. Để duy trì hoạt động, các DN phải cân đối lại dòng tiền; dừng, đóng các cửa hàng, đại lý kinh doanh không hiệu quả cũng như triển khai nhiều giải pháp. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh không sớm được khống chế, tình trạng DN, cửa hàng tiếp tục làm ăn thua lỗ, phá sản trong thời gian tới là điều khó tránh.
    Thứ sáu, 16 Tháng 7 2021 07:51
  • Ngành dệt may ứng phó dịch
    Dệt may là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất cả nước cho nên chỉ cần một ca mắc bệnh có thể khiến doanh nghiệp (DN) bị đóng cửa, dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiến độ giao hàng, giảm uy tín trên thị trường mà còn gây thiệt hại về kinh tế đối với DN. Trước thực trạng nêu trên, các DN đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh và đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm mục tiêu đề ra.
    Thứ hai, 28 Tháng 6 2021 07:54
  • Đơn hàng dồn dập trở lại, da giày hồi phục sản xuất
    Thoát khỏi những khó khăn do thiếu nguyên liệu và đơn hàng trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, đến nay, doanh nghiệp da giày tự tin sản xuất song song với bảo đảm an toàn phòng chống dịch khi nhu cầu của thế giới đang tăng trở lại.
    Thứ hai, 21 Tháng 6 2021 08:09
  • EVFTA "mở lối" cho hàng may mặc vào EU
    Do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU những tháng đầu năm 2020 đã giảm mạnh. Nhưng kể từ tháng 8-2020 khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu may mặc đã có dấu hiệu tích cực và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ (QTXX) vẫn là thách thức cản trở ngành may mặc tận dụng các ưu đãi trong EVFTA. Do đó, các doanh nghiệp (DN) cần đẩy mạnh đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu QTXX, từ đó nắm bắt nhiều cơ hội hơn từ EVFTA để mở rộng xuất khẩu sang EU.
    Thứ sáu, 18 Tháng 6 2021 07:56
  • Da giày vẫn giữ phong độ cao
    Bất chấp khó khăn của dịch Covid-19, ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng 2 con số xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đã có đơn hàng dài hạn.
    Thứ tư, 16 Tháng 6 2021 08:08
  • Đơn hàng trở lại, dệt may lo thiếu lao động
    Các đơn hàng kéo dài đến quý 3, thậm chí đến hết năm 2021 đang giúp các doanh nghiệp dệt may dần vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nỗi lo thiếu lao động cho sản xuất cũng khiến các doanh nghiệp lao đao.
    Thứ sáu, 14 Tháng 5 2021 07:41
  • Dệt may thích ứng nhanh để phát triển
    Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong bốn tháng qua đạt gần 10 tỷ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2020 đã cho thấy tín hiệu khởi sắc trên thị trường và là tiền đề quan trọng cho việc sớm hoàn thành mục tiêu đạt 39 tỷ USD đề ra. Tuy nhiên, trước tác động khó lường của dịch Covid-19 cũng như việc thay đổi tâm lý của người tiêu dùng, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải xây dựng những giải pháp thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
    Thứ năm, 13 Tháng 5 2021 07:56
  • Tín hiệu vui cho ngành dệt may
    Bất chấp tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, khó lường, ngành dệt may vẫn đón tin vui khi đơn hàng dồi dào trở lại, đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất từ nay đến cuối năm.
    Thứ tư, 14 Tháng 4 2021 07:54
  • Dệt may nỗ lực chủ động nguồn nguyên liệu
    Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng lâu nay ngành dệt may Việt Nam luôn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, chuỗi cung ứng nguyên liệu nhập khẩu này bị đứt gãy. Rất nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp (DN) trong trước đã đầu tư vào sản xuất nguyên liệu dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
    Thứ tư, 31 Tháng 3 2021 10:47
  • Mở rộng thị phần dệt may trong nước
    Với dân số hơn 97 triệu người và GDP bình quân đầu người đạt hơn 3.500 USD, thị trường trong nước được coi là mảnh đất “màu mỡ” để các doanh nghiệp (DN) dệt may đẩy mạnh phát triển, gia tăng thị phần. Tuy nhiên, để có thể chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là tăng sức cạnh tranh với các đối thủ có thương hiệu đến từ nước ngoài, đòi hỏi các DN phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).
    Thứ sáu, 12 Tháng 3 2021 11:08
  • Đơn hàng tăng trở lại, dệt may kỳ vọng vượt khó
    Số đơn hàng dệt may đã tăng trưởng trở lại trong những tháng đầu năm 2021, sau khi vaccine phòng dịch Covid-19 dần được tiêm đại trà. Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng những cơ hội thị trường sẽ giúp ngành vượt qua khó khăn, từng bước tìm lại doanh thu như giai đoạn trước khi dịch bùng phát.
    Thứ sáu, 12 Tháng 3 2021 07:43
  • Doanh nghiệp dệt may lạc quan trở lại
    Năm 2021, thị trường dự báo tiếp tục khó khăn, bất định nhưng nhờ chủ động, ngành dệt may tự tin hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 39 tỉ USD
    Thứ năm, 04 Tháng 3 2021 10:56
  • Xây dựng thương hiệu dệt may Việt
    Kim ngạch xuất khẩu ngay tháng đầu năm 2021 của ngành dệt may đã đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành dệt may đặt mục tiêu sẽ đạt mốc 39 tỷ USD trong năm nay. Để có thể đạt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, nhiều dòng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may đã được các doanh nghiệp thay đổi.
    Thứ hai, 01 Tháng 3 2021 07:58
  • Doanh nghiệp dệt may tận dụng cơ hội từ các FTA
    Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, các đơn hàng bị hủy, giãn tiến độ nhưng với sự nhạy bén, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, ngành dệt may Việt Nam (DMVN) từng bước vượt khó, đạt kim ngạch xuất khẩu 35 tỷ USD trong năm 2020. Theo dự báo, ngành dệt may sẽ tiếp tục đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới, khi giá gia công giảm sâu, nguồn vốn gặp khó,...
    Thứ tư, 17 Tháng 2 2021 07:46
  • Thuỷ sản, dệt may, da giày tăng tốc xuất khẩu từ đầu năm
    Trong tháng đầu tiên của năm 2021 đã ghi nhận những ngành dệt may, da giày, thuỷ sản tăng tốc xuất khẩu ấn tượng.
    Thứ hai, 15 Tháng 2 2021 10:40
  • Gỡ khó để ngành da giày bứt phá
    Dịch Covid-19 tiếp tục gây khó cho hoạt động thương mại của ngành da giày tại thị trường xuất khẩu chủ lực là châu Âu, Hoa Kỳ. Năm 2020, toàn ngành xuất khẩu được 19,5 tỷ USD giảm 11,5% so với năm 2019. Hiện Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch nên nhiều đơn hàng dài hạn đã quay trở lại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tình trạng khó khăn với ngành còn kéo dài đến hết năm 2021.
    Thứ sáu, 15 Tháng 1 2021 07:54
  • Dệt may “vượt dốc”
    Trải qua một năm chịu tác động nặng nề từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, để vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững, giải pháp tiên quyết đặt ra cho các doanh nghiệp là cần xây dựng liên kết chuỗi trong nội khối, khu vực, cũng như quốc tế.
    Thứ năm, 31 Tháng 12 2020 11:07
  • Đơn hàng dệt may rục rịch trở lại
    Nhiều doanh nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại TPHCM cho hay, bước vào quý 4-2020, một số đơn hàng, đặc biệt từ thị trường Mỹ, đã rục rịch tăng trở lại. Đây là thông tin vui của ngành, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam.
    Thứ tư, 23 Tháng 12 2020 07:43