Ngành dệt may trước ngưỡng cửa “xanh hoá”

Thứ tư, 25 Tháng 5 2022 10:10 (GMT+7)
"Xanh hóa" ngành dệt may là xu thế toàn cầu, doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu
 
Tại hội nghị chuyên đề về mô hình kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh (BCG Symposium) trong khuôn khổ năm APEC 2022 được tổ chức tại Thái Lan ngày 20-5, bà Trần Hoàng Phú Xuân, Tổng Giám đốc Công ty CP Kết Nối Thời Trang (Faslink), đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự hội nghị, đã chia sẻ thành công trong hành trình thương mại hóa các loại sợi vải "xanh" và hướng tới sự phát triển bền vững của ngành thời trang Việt Nam.
 
Làm vải từ sợi cói, tre, sen, cà phê...
Là một trong những doanh nghiệp (DN) đặc biệt yêu thích các loại vải sợi "xanh" và tiên phong đưa ra thị trường nhiều loại vải làm từ sợi sen, cà phê, bạc hà, tre than đá và hàu…, thời gian qua Faslink đã gặt hái một số thành công nhất định và truyền cảm hứng cho những DN khác cùng khai phá lĩnh vực mới này. Hiện tại, Faslink đang có nhiều đối tác sản xuất lớn tại Trung Quốc và Đài Loan và một số khách hàng ở Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan. 
 
"Ngoài ra, Faslink còn cung cấp vải cho các nhãn hàng thời trang lớn và cả những hãng mới nổi như: GUMAC, Viettien, Jody, Ninomax, Routine, IVY moda, Tokyolife, Lucas, Pentio, Belluni…" - bà Phú Xuân thông tin.
 
Ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jeans, cũng cho biết đã sử dụng vải sợi tre, hàu, cà phê… vào một số sản phẩm của công ty nhưng chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác nên số lượng chưa đáng kể. "Quá trình chuyển đổi sang nguyên liệu "xanh" trong ngành dệt may ngày càng rõ nét. Giới trẻ Việt Nam và các nhà thiết kế trong nước cũng dần chuyển sang vải sợi "xanh" - ông Việt nói.
 
Ngành dệt may trước ngưỡng cửa xanh hóa - Ảnh 1.
Ông Jurin Laksanawisit, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan (hàng đầu, thứ 2 từ trái qua) quan tâm chiếc áo Polo làm từ bã cà phê của Faslink tại BCG Symposium. Ảnh: HỒNG NGỌC
 
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, nhìn nhận khách hàng trong nước chưa chú trọng nhiều đến nguyên liệu "xanh" nhưng khách hàng quốc tế, đặc biệt là khách hàng Nhật rất quan tâm. "Một số khách hàng của Thành Công từng yêu cầu sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, làm bằng sợi tái chế và chúng tôi đã đáp ứng. 
 
Trước đó, từ năm 2015, công ty đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh chuyên nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường (tái chế từ chai nhựa, mía, bắp, quần áo cũ…), dòng sản phẩm tính năng theo mùa và dòng sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống. Từ trung tâm này, Thành Công đã cho ra đời một số sản phẩm vải chống cháy, vải từ bã mía, bắp… và sản xuất hàng may mặc từ các loại vải này" - ông Tùng thông tin.
 
Theo các DN, nguyên liệu "xanh" trong ngành dệt may tại Việt Nam vẫn đang ở bước dò đường. Bản thân họ đã gặp không ít trở ngại trong quá trình phát triển phân khúc sản phẩm này. Trong đó, khó khăn lớn nhất là giá thành vải làm từ các loại sợi "xanh" còn quá cao so với các nguyên liệu khác, nhà mua hàng phải trả thêm 30%-40%, thậm chí 70%-80% chi phí để mua sản phẩm từ vải sợi "xanh" so với sợi thông thường.
 
 
Không đáp ứng được thì không đặt hàng
Sử dụng nguyên liệu "xanh" chỉ là một phần nhỏ trong tiến trình "xanh hóa" ngành công nghiệp dệt may. Ông Trần Như Tùng cho biết cuối tuần này, Vitas sẽ có buổi làm việc về xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ, trong đó có đề cập xu hướng "xanh hóa". "Xanh hóa là xu hướng bắt buộc các nhà sản xuất tại Việt Nam phải thực hiện nếu muốn phát triển bền vững. Ngày càng có nhiều khách hàng yêu cầu "xanh hóa" từ nguyên liệu, con người và quản trị DN. Gần đây, rất nhiều khách hàng yêu cầu vấn đề này, đặc biệt là khách châu Âu; DN nào không đáp ứng thì họ không đặt hàng" - ông Tùng nêu thực trạng. 
 
Theo ông, đầu tư cho "xanh hóa" là cả một quá trình và tốn kém chi phí nên không phải DN nào cũng mặn mà. Tuy nhiên, "xanh hóa" sẽ dần trở thành yêu cầu bắt buộc, DN phải thực hiện nếu muốn tiếp tục nhận đơn hàng. "Đơn cử, Thành Công rất tuân thủ các quy định về môi trường, xả thải, vấn đề xã hội, con người… Gần đây, công ty còn triển khai lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời để tiết kiệm năng lượng. Đây đều là những chương trình nhằm từng bước đẩy mạnh "xanh hóa" - ông Tùng bày tỏ.
 
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng "xanh hóa" ngành dệt may là xu thế toàn cầu, DN bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do. Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động và đang có đà tăng trưởng tốt, với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 39 tỉ USD (tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019); kỳ vọng sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 43,5 tỉ USD năm 2022, theo kịch bản tích cực nhất mà ngành đề ra.
 
Theo chuyên gia này, "xanh hóa" ngành dệt may nghĩa là ngành sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm chất thải; loại bỏ các chất gây lo ngại và loại trừ phát sinh vi sợi; biến đổi cách thức thiết kế quần áo, bán và sử dụng sao cho có thể giảm thải ra tự nhiên; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo. Làm được như vậy sẽ giúp ngành dệt may tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của quá trình sản xuất đến môi trường. 
 
"Các DN dệt may đứng trước nhiều áp lực và cả động lực bởi xu hướng phải "xanh hóa" quy trình sản xuất theo yêu cầu của đối tác để giữ được đơn hàng. Hơn 250 nhãn hàng may mặc thời trang trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, "xanh hóa" cũng giúp quản lý chặt chẽ hơn tiêu thụ năng lượng điện, nước, khí thải, nước thải, hóa chất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh. DN tham gia "xanh hóa" và kinh tế tuần hoàn sẽ được nhà nước hỗ trợ thị trường tiêu thụ, cho vay ưu đãi..." - TS Phong cho hay.
 
Chờ tín hiệu tích cực hơn từ thị trường
Đại diện Vitas cho hay ngoài yếu tố giá, các sản phẩm làm từ nguyên liệu thiên nhiên, tái chế có mặt hạn chế là chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng chưa đa dạng nên chưa đáp ứng được hết các kiểu dáng thời trang.
Về lâu dài, khi nhu cầu gia tăng và công nghệ phát triển, các sản phẩm "xanh" sẽ được sản xuất đại trà với chi phí thấp hơn, DN sẽ thuận lợi hơn. "Quan trọng nhất vẫn là đầu ra. Nếu sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt, đầu ra mạnh thì DN sẽ chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu và sản phẩm may mặc thân thiện với môi trường nhiều hơn. Còn hiện tại, nhu cầu thị trường chưa lớn nên trong nước chưa có nhiều DN đi theo hướng này" - ông Trần Như Tùng giải thích.
 
 

Bài viết mới nhất của Ngành Dệt may - Da giầy

  • Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội kinh doanh tại VTG 2023
    Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về máy móc, thiết bị công nghiệp ngành dệt may - VTG 2023 đã khai mạc sáng 25-10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (TP HCM) và diễn ra đến hết ngày 28-10.
    Thứ sáu, 27 Tháng 10 2023 00:22
  • Xuất khẩu dệt may kỳ vọng cuối năm
    Việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam là cơ hội tốt đối với xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng
    Thứ ba, 26 Tháng 9 2023 00:48
  • Xuất khẩu dệt may đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
    Chuyển đổi sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế, bảo vệ môi trường... đang là yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường xuất khẩu
    Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 00:13
  • Kiên Giang: Xử phạt 5 hộ kinh doanh giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Adidas
    Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành 5 quyết định xử phạt 5 hộ kinh doanh giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Nike, Adidas, Ranger, Catier, Patekphilppe…
    Thứ hai, 13 Tháng 2 2023 00:49
  • Hiện thực hóa “giấc mơ xanh” cho ngành dệt may
    Trong hành trình “xanh hóa” ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đạt được những chứng nhận sản xuất xanh từ những thị trường khó tính.
    Thứ ba, 17 Tháng 1 2023 08:35
  • Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA
    Trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao.
    Chủ nhật, 29 Tháng 5 2022 22:36
  • Dệt may nội địa thất thu do dịch bệnh
    Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh hàng may mặc trong nước gặp nhiều khó khăn khi người dân thắt chặt chi tiêu, doanh thu giảm mạnh. Để duy trì hoạt động, các DN phải cân đối lại dòng tiền; dừng, đóng các cửa hàng, đại lý kinh doanh không hiệu quả cũng như triển khai nhiều giải pháp. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh không sớm được khống chế, tình trạng DN, cửa hàng tiếp tục làm ăn thua lỗ, phá sản trong thời gian tới là điều khó tránh.
    Thứ sáu, 16 Tháng 7 2021 07:51
  • Ngành dệt may ứng phó dịch
    Dệt may là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất cả nước cho nên chỉ cần một ca mắc bệnh có thể khiến doanh nghiệp (DN) bị đóng cửa, dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiến độ giao hàng, giảm uy tín trên thị trường mà còn gây thiệt hại về kinh tế đối với DN. Trước thực trạng nêu trên, các DN đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh và đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm mục tiêu đề ra.
    Thứ hai, 28 Tháng 6 2021 07:54
  • Đơn hàng dồn dập trở lại, da giày hồi phục sản xuất
    Thoát khỏi những khó khăn do thiếu nguyên liệu và đơn hàng trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, đến nay, doanh nghiệp da giày tự tin sản xuất song song với bảo đảm an toàn phòng chống dịch khi nhu cầu của thế giới đang tăng trở lại.
    Thứ hai, 21 Tháng 6 2021 08:09
  • EVFTA "mở lối" cho hàng may mặc vào EU
    Do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU những tháng đầu năm 2020 đã giảm mạnh. Nhưng kể từ tháng 8-2020 khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu may mặc đã có dấu hiệu tích cực và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ (QTXX) vẫn là thách thức cản trở ngành may mặc tận dụng các ưu đãi trong EVFTA. Do đó, các doanh nghiệp (DN) cần đẩy mạnh đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu QTXX, từ đó nắm bắt nhiều cơ hội hơn từ EVFTA để mở rộng xuất khẩu sang EU.
    Thứ sáu, 18 Tháng 6 2021 07:56
  • Da giày vẫn giữ phong độ cao
    Bất chấp khó khăn của dịch Covid-19, ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng 2 con số xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đã có đơn hàng dài hạn.
    Thứ tư, 16 Tháng 6 2021 08:08
  • Đơn hàng trở lại, dệt may lo thiếu lao động
    Các đơn hàng kéo dài đến quý 3, thậm chí đến hết năm 2021 đang giúp các doanh nghiệp dệt may dần vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nỗi lo thiếu lao động cho sản xuất cũng khiến các doanh nghiệp lao đao.
    Thứ sáu, 14 Tháng 5 2021 07:41
  • Dệt may thích ứng nhanh để phát triển
    Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong bốn tháng qua đạt gần 10 tỷ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2020 đã cho thấy tín hiệu khởi sắc trên thị trường và là tiền đề quan trọng cho việc sớm hoàn thành mục tiêu đạt 39 tỷ USD đề ra. Tuy nhiên, trước tác động khó lường của dịch Covid-19 cũng như việc thay đổi tâm lý của người tiêu dùng, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải xây dựng những giải pháp thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
    Thứ năm, 13 Tháng 5 2021 07:56
  • Tín hiệu vui cho ngành dệt may
    Bất chấp tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, khó lường, ngành dệt may vẫn đón tin vui khi đơn hàng dồi dào trở lại, đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất từ nay đến cuối năm.
    Thứ tư, 14 Tháng 4 2021 07:54
  • Dệt may nỗ lực chủ động nguồn nguyên liệu
    Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng lâu nay ngành dệt may Việt Nam luôn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, chuỗi cung ứng nguyên liệu nhập khẩu này bị đứt gãy. Rất nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp (DN) trong trước đã đầu tư vào sản xuất nguyên liệu dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
    Thứ tư, 31 Tháng 3 2021 10:47
  • Mở rộng thị phần dệt may trong nước
    Với dân số hơn 97 triệu người và GDP bình quân đầu người đạt hơn 3.500 USD, thị trường trong nước được coi là mảnh đất “màu mỡ” để các doanh nghiệp (DN) dệt may đẩy mạnh phát triển, gia tăng thị phần. Tuy nhiên, để có thể chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là tăng sức cạnh tranh với các đối thủ có thương hiệu đến từ nước ngoài, đòi hỏi các DN phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).
    Thứ sáu, 12 Tháng 3 2021 11:08
  • Đơn hàng tăng trở lại, dệt may kỳ vọng vượt khó
    Số đơn hàng dệt may đã tăng trưởng trở lại trong những tháng đầu năm 2021, sau khi vaccine phòng dịch Covid-19 dần được tiêm đại trà. Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng những cơ hội thị trường sẽ giúp ngành vượt qua khó khăn, từng bước tìm lại doanh thu như giai đoạn trước khi dịch bùng phát.
    Thứ sáu, 12 Tháng 3 2021 07:43
  • Doanh nghiệp dệt may lạc quan trở lại
    Năm 2021, thị trường dự báo tiếp tục khó khăn, bất định nhưng nhờ chủ động, ngành dệt may tự tin hướng đến mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 39 tỉ USD
    Thứ năm, 04 Tháng 3 2021 10:56
  • Xây dựng thương hiệu dệt may Việt
    Kim ngạch xuất khẩu ngay tháng đầu năm 2021 của ngành dệt may đã đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành dệt may đặt mục tiêu sẽ đạt mốc 39 tỷ USD trong năm nay. Để có thể đạt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, nhiều dòng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may đã được các doanh nghiệp thay đổi.
    Thứ hai, 01 Tháng 3 2021 07:58
  • Doanh nghiệp dệt may tận dụng cơ hội từ các FTA
    Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, các đơn hàng bị hủy, giãn tiến độ nhưng với sự nhạy bén, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, ngành dệt may Việt Nam (DMVN) từng bước vượt khó, đạt kim ngạch xuất khẩu 35 tỷ USD trong năm 2020. Theo dự báo, ngành dệt may sẽ tiếp tục đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới, khi giá gia công giảm sâu, nguồn vốn gặp khó,...
    Thứ tư, 17 Tháng 2 2021 07:46
  • Thuỷ sản, dệt may, da giày tăng tốc xuất khẩu từ đầu năm
    Trong tháng đầu tiên của năm 2021 đã ghi nhận những ngành dệt may, da giày, thuỷ sản tăng tốc xuất khẩu ấn tượng.
    Thứ hai, 15 Tháng 2 2021 10:40
  • Gỡ khó để ngành da giày bứt phá
    Dịch Covid-19 tiếp tục gây khó cho hoạt động thương mại của ngành da giày tại thị trường xuất khẩu chủ lực là châu Âu, Hoa Kỳ. Năm 2020, toàn ngành xuất khẩu được 19,5 tỷ USD giảm 11,5% so với năm 2019. Hiện Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch nên nhiều đơn hàng dài hạn đã quay trở lại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tình trạng khó khăn với ngành còn kéo dài đến hết năm 2021.
    Thứ sáu, 15 Tháng 1 2021 07:54
  • Dệt may “vượt dốc”
    Trải qua một năm chịu tác động nặng nề từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, để vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững, giải pháp tiên quyết đặt ra cho các doanh nghiệp là cần xây dựng liên kết chuỗi trong nội khối, khu vực, cũng như quốc tế.
    Thứ năm, 31 Tháng 12 2020 11:07
  • Đơn hàng dệt may rục rịch trở lại
    Nhiều doanh nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại TPHCM cho hay, bước vào quý 4-2020, một số đơn hàng, đặc biệt từ thị trường Mỹ, đã rục rịch tăng trở lại. Đây là thông tin vui của ngành, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam.
    Thứ tư, 23 Tháng 12 2020 07:43
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Thỏa thuận cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may
    Ngày 13-12, Bộ Công thương cho biết, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc vừa ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có thư trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
    Thứ ba, 15 Tháng 12 2020 07:50