Bất động sản miền Bắc cuối năm 2020: Đâu là “tọa độ vàng” chiếm sóng?

Thứ hai, 16 Tháng 11 2020 11:05 (GMT+7)
Bất động sản miền Bắc được nhận định khởi sắc và phục hồi tăng trưởng mạnh trong cuối năm 2020. Vậy điều gì làm nên sức hút khó cưỡng này và đâu sẽ là “tọa độ vàng” đón sóng lớn?
Lực đẩy từ bất động sản công nghiệp
 
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 336 khu công nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm, 261 khu công nghiệp đi vào hoạt động và diện tích khu công nghiệp hoạt động là 29.100 ha. Lượng tìm kiếm các khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp tăng mạnh trong quý 3/2020. 
 
Nguyên nhân là sau 2 đợt dịch Covid-19, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về việc kiểm soát dịch tốt, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực đã mang đến nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế của nước ta. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã đăng ký điểm đến là Việt Nam, điển hình như hãng Apple, Google, Microsoft, Amazon, Home Depot,…
 
Trong bức tranh thị trường bất động sản quý 4/2020, bất động sản miền Bắc được dự báo có nhiều dấu hiệu khởi sắc và phục hồi tăng trưởng hơn khu vực miền Nam. Nhờ lợi thế về vị trí, nhân công dồi dào, chi phí rẻ, cơ sở hạ tầng phát triển, khu vực miền Bắc trở thành tuyến đầu đón sóng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc.
Bất động sản miền Bắc cuối năm 2020 - Đâu là tọa độ chiếm sóng?
 
Mặc dù là thị trường tiềm năng, tuy nhiên Hà Nội không phải tọa độ chiếm sóng cuối năm 2020 trên bản đồ miền Bắc. Thực tế cho thấy, thị trường đất nền tại Hà Nội được cho là “đi ngang”, các dự án tiềm năng thường có suất đầu tư lớn, giá cao ngất ngưởng.
 
Chỉ tính các quận ngoại thành Hà Nội, so với đầu năm 2020, giá đất nền tại các xã dọc Quốc lộ 32 đã tăng 10-15%, giá thị trường được chấp nhận trong khoảng 80-120 triệu đồng/m2. Một số xã của huyện Hoài Đức như Kim Chung, Đức Thượng, giá đất mặt đường vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi còn lên đến 150 triệu đồng/m2. Tương tự, tại Thanh Trì, đất mặt tiền giáp quốc lộ 1A cũng tăng từ 50 triệu lên 55-65 triệu/m2. Ở khu vực xung quanh Đại lộ Nam Thăng Long, một số dự án đô thị bỏ hoang giá đất nền cũng tăng trên 40 triệu đồng/m2.
 
Trong khi đó, các tỉnh vùng ven thủ đô với dư địa bất động sản lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, cùng việc thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ, cộng hưởng từ lực đẩy của bất động sản công nghiệp đang trở thành tâm điểm hấp dẫn nhà đầu tư. Các chuyên gia đánh giá xu hướng này không chỉ phát triển vào cuối năm 2020 mã sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong năm 2021.
 
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam: “Năm 2021 sẽ là thời điểm đất, dự án vùng ven và các tỉnh phát triển mạnh. Tại các địa phương, các dự án được phê duyệt sẽ nhiều hơn, lãnh đạo mới ở địa phương sẽ phải thúc đẩy phát triển kinh tế trong nhiệm kỳ. Việc sở hữu các yếu tố như dư địa giá thấp, tiềm năng tăng giá cao, cùng với tốc độ đô thị hóa… thị trường địa phương mới nổi sẽ tiếp tục là một “miếng bánh ngon” với các nhà đầu tư trong năm 2021”.
 
Đi tìm “tọa độ vàng” bất động sản miền Bắc
 
Thời gian qua, việc rà soát, thanh kiểm tra các dự án bất động sản của cơ quan Nhà nước cùng việc siết chặt quy hoạch tín dụng cho vay kinh doanh của ngân hàng đã ảnh hưởng đến nguồn cung bị sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các dự án mới hội tụ các yếu tố hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nằm trong khu vực trung tâm, tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư uy tín, giá cả phù hợp sẽ có lợi thế và khả năng chiếm lĩnh thị trường cao.
 
Cách sân bay Nội Bài 50km, cách trung tâm Hà Nội 70km, Thái Nguyên là tỉnh được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội của vùng trung du miền núi với Đồng bằng Bắc Bộ và là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế mạnh nhất vùng Đông Bắc.
 
Trong giai đoạn 2015-2020, thành phố Thái Nguyên đã bố trí ngân sách và huy động nguồn lực trong công tác lập, triển khai trên 100 đồ án quy hoạch đô thị với tổng kinh phí lên đến 80 tỷ đồng. Đến giữa năm 2020, 46,5% diện tích đất nội thành đã được quy hoạch chi tiết. Chất lượng các đồ án quy hoạch được nâng lên, phần lớn quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đều được triển khai cụ thể bằng các dự án phát triển đô thị.
Thái Nguyên - Điểm sáng đầu tư cuối năm 2020.
 
Bên cạnh đó, với lợi thế về phát triển công nghiệp cùng việc sở hữu nguồn nhân lực đứng thứ 3 cả nước, “thủ phủ công nghiệp miền Bắc” nhanh chóng trở thành “thỏi nam châm” thu hút làn sóng đầu tư. Ngay cả trong bối cảnh Covid-19 tác động lên nền kinh tế trong nước, Thái Nguyên là “điểm sáng” trong việc thu hút vốn đầu tư FDI với 153 dự án trên toàn tỉnh, vốn đăng ký đạt 8,2 tỷ USD.
 
Việc tập trung nhiều các khu công nghiệp lớn, FDI tăng mạnh, Thái Nguyên liên tục thu hút dân nhập cư trong và ngoài nước đến sinh sống và lập nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên, với khoảng 81 nghìn lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thái Nguyên, mới có khoảng 27% người lao động có chỗ ở. Hơn 70% kỹ sư, chuyên gia và công nhân tại các khu công nghiệp Thái Nguyên không có chỗ ở ổn định. 
 
Ông Nguyễn Văn Đính - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: “Làn sóng dân cư mới đến Thái Nguyên nhờ sự tăng trưởng FDI, đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là động lực cho các chủ đầu tư có tiềm lực, uy tín phát triển các mô hình bất động sản mới tại đây”.
 
Nhận thấy tiềm năng vô hạn tại đây, nhiều “ông lớn” đã đổ bộ đầu tư vào bất động sản Thái Nguyên như: Kosy Group, FLC Group, APEC Group, Tecco Group, Sông Đà 2, Thái Hưng,...
 
Lực đẩy làn sóng đầu tư từ mọi phía khiến cho Thái Nguyên trở thành “tọa độ vàng” chiếm sóng đầu tư bất động sản miền Bắc cuối năm 2020.
 
Thông tin chi tiết:
Dự án Kosy City Beat Thai Nguyen được phát triển bởi Tập đoàn Kosy
Hotline: 0989.194.919
Ninh Nhi - (baoxaydung.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Địa ốc - Bất động sản