Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Thứ tư, 25 Tháng 12 2019 10:22 (GMT+7)
Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị ₫ối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự.
 
Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và do ₫ó, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Đôi khi, ₫iều này sẽ ₫ẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, ₫ặc biệt khi mà họ ₫ã ₫ầu tư ₫áng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì ₫ối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả ₫ầu tư ₫ó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của nhà sáng tạo gốc.
 
Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng
hệ thống sở hữu trí tuệ ₫ể bảo vệ sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ các ₫ộc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác. Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu ₫ối với tác phẩm sáng tạo hoặc ₫ổi mới, do ₫ó, hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của ₫ối thủ cạnh tranh một cách ₫áng kể.
 
Tài sản vô hình
Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung ₫ược chia thành hai loại: tài sản hữu hình - gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng — và tài sản vô hình — gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác ₫ược tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và ₫ổi mới của công ty. Theo truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và ₫ược coi là có tính quyết ₫ịnh trong việc xác ₫ịnh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần ₫ây, điều này đã thay ₫ổi cơ bản. Các doanh nghiệp ₫ang nhận ra rằng các tài sản vô hình ₫ang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.
 
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp hàng ₫ầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới và quảng bá thương hiệu (hoặc nhãn hiệu) của mình ₫ể thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm ₫ược thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm ₫ó lại được thực hiện ở nơi khác. Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ (ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu ₫ộc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn) — những nhân tố chính cho thành công của họ - lại có giá trị rất cao. 
 
Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu ₫ộc quyền sử dụng những tài sản ₫ó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu ₫ộc quyền trong một thời hạn nhất ₫ịnh. Quay trở lại ví dụ nêu trên, doanh nghiệp thuê gia công ₫ể sản xuất sản phẩm của mình có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình vì các ₫ối tượng ₫ể bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu ₫ộc quyền - tất cả những đối tượng đó ₫ều là tài sản tư hữu ₫ộc quyền nhờ việc sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại. Nói tóm lại, bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên “hữu hình hơn một chút” bằng cách biến chúng thành những tài sản ₫ộc quyền. 
 
Nguồn: luatminhkhue.vn 
T/h: Y Phương - (dongbang.vn)
 

Bài viết mới nhất của Dich vụ tư vấn - Pháp luật