Gỗ Việt trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: [Bài 2] Nguy cơ rủi ro từ gỗ nguyên liệu

Thứ hai, 30 Tháng 9 2019 07:42 (GMT+7)
Bên cạnh cơ hội lớn để tăng trưởng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đang khiến cho xuất khẩu gỗ sang Mỹ đối mặt với những rủi ro không nhỏ.

Mối lo từ gỗ dán

Trong những mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, gỗ dán đang là mặt hàng tạo nên sự tăng trưởng mang tính đột biến nhất. Nhưng vì vậy, mặt hàng này cũng đang mang tới nỗi lo ngại lớn nhất.

10-57-47_co_hoi_do_go_-_bi_2_-_nh_1

Gỗ dán Việt Nam

Trong báo cáo “Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ”, nhóm tác giả Trần Lê Huy (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định), Cao Thị Cẩm (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) và Tô Xuân Phúc (Forest Trends), cho biết, nếu như trong năm 2017, lượng và giá trị gỗ dán Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là khoảng 56.700 m3 và 51,3 triệu USD, thì trong năm 2018, đã tăng rất mạnh lên 321.000 m3 và gần 190 triệu USD (tăng 5,7 lần và lượng và 3,7 lần về giá trị). Xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ đang tiếp tục tăng trong các tháng đầu 2019.

Trong khi xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ tăng mạnh, thì nhập khẩu gỗ dán vào Việt Nam cũng tăng nhanh, nhất là từ Trung Quốc. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hơn 450 ngàn m3 gỗ dán, đạt giá trị gần 200 triệu USD. 5 tháng đầu năm 2019, lượng gỗ dán nhập khẩu là gần 190 ngàn m3 và giá trị khoảng 78 triệu USD.

Điều đáng chú ý là sản xuất gỗ dán của Việt Nam cũng đang tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua. Trong khi đó, tiêu thụ gỗ dán trong nước gần như không tăng. Điều này có thể làm nảy sinh các nghi ngờ về việc gỗ dán Trung Quốc được đưa vào Việt Nam giả mạo xuất xứ để xuất khẩu sang Mỹ nhằm né mức thuế cao. Bởi ngoài thuế nhập khẩu khi xuất sang Mỹ, gỗ dán được làm từ gỗ cứng của Trung Quốc còn đang bị chính quyền Mỹ áp thuế chống bán phá giá với mức thuế rất cao, tới 183,4%.

Với mức thuế cao như thế, xuất khẩu gỗ dán từ Trung Quốc sang Mỹ rõ ràng rất khó có lợi nhuận. Bằng chứng là xuất khẩu gỗ dán từ Trung Quốc sang Mỹ đang giảm mạnh. Năm 2016, Mỹ nhập khẩu 1,1 triệu m3, trị giá 1,4 tỉ USD gỗ dán từ Trung Quốc. Lượng nhập sau đó giảm, chỉ còn 0,74 triệu m3, trị giá 1,1 tỉ USD năm 2018. Do đó, nhiều khả năng, gỗ dán Trung Quốc đang tìm những con đường khác nhằm tránh mức thuế cao để vào thị trường Mỹ.

Mặt khác, sự tăng trưởng quá cao của gỗ dán từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, cũng đang làm dấy lên mối lo ngại về khả năng gỗ dán Việt Nam có thể bị Mỹ xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá/thuế chống trợ cấp. Bởi theo theo quy định của WTO, khi “thiệt hại đáng kể” được lấy làm căn cứ điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá/thuế chống trợ cấp (đối kháng) đối với gỗ dán Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, là lượng nhập khẩu mặt hàng gỗ dán Việt Nam vào một quốc gia nhiều hơn 4% tổng nhập khẩu gỗ dán từ tất cả các quốc gia vào quốc gia đó; hoặc tổng lượng nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ các quốc gia bị kiện, bao gồm Việt Nam, vào một quốc gia nhiều hơn 9% tổng nhập khẩu gỗ dán từ tất cả các quốc gia vào quốc gia đó.

Trong khi đó, sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang Mỹ trong năm 2018 và những tháng đầu năm nay, đã làm thị phần gỗ dán Việt Nam tại nước này vượt ngưỡng 4% khi lên mức 6% trong năm ngoái và 11% trong quý 1 năm nay.  

Nguy cơ từ dòng vốn Trung Quốc

Nhờ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành gỗ Việt Nam đang đón nhận một làn sóng đầu tư khá mạnh mẽ, nhất là nguồn vốn FDI. Việc gia tăng đầu tư FDI sẽ góp phần không nhỏ làm tăng trưởng năng lực sản xuất của ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, việc gia tăng đầu tư FDI trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cũng mang tới những nguy cơ không nhỏ. Bởi trong những quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư FDI vào ngành gỗ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, dẫn đầu là Trung Quốc về số lượng dự án.

10-57-47_co_hoi_do_go_-_bi_2_-_nh_2

Sản xuất gỗ dán

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay, đã có 21 dự án FDI mới vào ngành gỗ là vốn từ Trung Quốc với tổng số vốn 50,1 triệu USD, gần bằng tổng số dự án mới có vốn Trung Quốc và cả số vốn trong cả năm 2018 (24 dự án và 59,3 triệu USD). Như vậy, có thể thấy, số lượng các dự án FDI từ Trung Quốc vào ngành gỗ đang tăng một cách bất thường.

Điều đáng chú ý là quy mô vốn đầu tư trên mỗi dự án có vốn Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay là khá nhỏ, bình quân chỉ 2,1 triệu USD, nhỏ hơn cả quy mô vốn đầu tư trên mỗi dự án năm 2018, và nhỏ hơn rất nhiều so với các dự án có vốn từ Hàn Quốc (19 triệu USD/dự án), Hongkong (23,4 triệu USD/dự án)... Theo nhận định của một số chuyên gia, việc gia tăng các dự án đầu tư quy mô nhỏ từ Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam, có thể là do nhiều công ty gỗ ở Trung Quốc khi đầu tư vào Việt Nam chỉ nhắm tới mục tiêu tranh thủ lợi thế về xuất xứ, do gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc sang Mỹ hiện đã bị áp thuế quá cao.

Nếu nhận định này là đúng, những dự án như trên sẽ có nguy cơ gây rủi ro không nhỏ cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vì có liên quan đến gian lận thương mại. Gian lận thương mại còn có thể đến từ việc các công ty Trung Quốc mua cổ phần các công ty Việt Nam thông qua hình thức tăng quy mô sản xuất và vốn. Khi ấy, sản phẩm gỗ sản xuất từ các dự án này thực tế là sản phẩm của các công ty Trung Quốc, được dán nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ mà không phải chịu bất cứ mức thuế mới như các sản phẩm từ Trung Quốc.

Ngoài ra, còn đang xuất hiện tình trạng một số công ty Trung Quốc thuê nhà xưởng máy móc thiết bị của các công ty Việt Nam, sản xuất các sản phẩm với nhãn mác và chứng nhận xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Với những dự án kiểu này, nguy cơ các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc được nhập vào Việt Nam, rồi sơ chế, thậm chí không sơ chế, lấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ, là không nhỏ.

Một số cảnh báo về hệ lụy của các dự án đầu tư từ Trung Quốc của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Dịch chuyển các dòng vốn FDI chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Tăng vọt trong đầu tư tại một số địa phương có thể tạo nên các áp lực về hạ tầng, do cơ sở hạ tầng ở các địa phương này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

- Khó kiểm soát các nhà đầu tư, đặc biệt trong các hoạt động mua bán, sát nhập doanh nghiệp. Nguy cơ cho việc các doanh nghiệp Việt bị thôn tính.

- Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nhiều nguy cơ Việt Nam bị lợi dụng xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, và điều này dẫn đến các rủi ro trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt ở các thị trường lớn như Mỹ.

Kiến nghị của nhóm tác giả báo cáo “Thương mại gỗ dán giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ”

Để đảm bảo tính hiệu quả của việc kiểm tra giám sát, ngăn chặn rủi ro về lợi dụng nguồn gốc xuất xứ, các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ, nhãn mác hàng hóa. Cần tập trung vào việc kiểm tra hàng nhập có xuất xứ Trung Quốc như kiểm tra tên hàng, mã số HS, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm. 

Cơ quan Hải quan cũng cần phối hợp các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế như Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Cơ quan phòng chống gian lận Châu Âu (OLAF) trong việc xác định và loại bỏ các hành vi gian lận thương mại. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan hải quan và các cơ quan chuyên ngành, nhằm theo dõi các biến động trong xuất, nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng rủi ro. Các cơ quan chức năng cần đưa ra các biện pháp giải quyết cấp bách trong trường hợp phát hiện ra biến động bất thường trong hoạt động xuất, nhập khẩu với các nhóm hàng hóa rủi ro.

Các hiệp hội gỗ có vai trò quan trọng trong việc theo dõi những biến động trong xuất nhập khẩu, cả về khía cạnh số liệu thống kê xuất nhập khẩu và về hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin biến động/cảnh báo cần được chuyển tải theo các kênh thông tin nhanh, hiệu quả tới các cơ quan quản lý nhằm xác định giải pháp ứng phó kịp thời.

 
THANH SƠN - NGUYỄN THỦY - (nongnghiep.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Đồ gỗ - Nội ngoại thất

  • Giữ lửa cho gốm Mỹ Thiện
    Điều nghệ nhân Đặng Văn Trịnh trăn trở là chẳng muốn mình cũng góp vào dấu chấm hết cho một làng nghề, bởi gốm Mỹ Thiện tồn tại đã trên 200 năm
    Thứ hai, 22 Tháng 1 2024 00:08
  • Gỗ lậu trên đất trưởng phòng nội vụ ở Quảng Nam: Phạt người anh trai 37,5 triệu đồng
    Người đứng ra nhận số gỗ lậu được phát hiện trên đất của em trai Trưởng phòng Nội vụ huyện Phước Sơn, bị xử phạt 37,5 triệu đồng.
    Thứ ba, 12 Tháng 12 2023 23:55
  • Phát hiện gỗ lậu cất giấu trên đất của trưởng phòng ở Quảng Nam
    Nhận đơn tố cáo, kiểm lâm kiểm tra, phát hiện nhiều gỗ lậu trên đất của trưởng Phòng Nội vụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Điều bất ngờ là số gỗ lậu này được xác định là của anh trai trưởng phòng.
    Thứ ba, 28 Tháng 11 2023 00:03
  • Việt Nam chi hàng trăm triệu USD nhập máy móc chế biến gỗ mỗi năm
    Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đang dần khả quan. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm công nghệ, thiết bị hiện đại để tối ưu hoá sản xuất.
    Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 00:09
  • Đơn hàng xuất khẩu của ngành gỗ bắt đầu quay trở lại
    Các doanh nghiệp ngành gỗ đang mở rộng biên độ kinh doanh, tìm giải pháp thâm nhập thị trường quốc tế. Mục tiêu xuất khẩu của năm 2023 hoàn toàn có thể đạt được bởi đơn hàng đã bắt đầu quay trở lại thời gian gần đây.
    Thứ sáu, 28 Tháng 7 2023 23:58
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
    Theo các chuyên gia và hiệp hội doanh nghiệp, yêu cầu về chuyển đổi xanh, xanh hoá chuỗi cung ứng đã rất rõ ràng và tác động đến sức cạnh tranh, cơ hội nhận đơn hàng của nhà xuất khẩu
    Thứ sáu, 26 Tháng 5 2023 00:39
  • Tranh cãi hàng ghế gỗ “bề thế” trong nhà hát: 526 bàn ghế giá bao nhiêu?
    Tổng kinh phí cho hạng mục bàn ghế đang gây tranh cãi trong Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là 6,3 tỉ đồng
    Thứ hai, 15 Tháng 5 2023 23:34
  • Xôn xao việc “đại gia” đồ gỗ vỡ nợ gần 28 tỉ đồng
    Vợ chồng "đại gia" buôn bán đồ gỗ ở Kon Tum vay mượn gần 28 tỉ đồng rồi tuyên bố vỡ nợ khiến nhiều người điêu đứng, trình báo công an cầu cứu.
    Thứ ba, 04 Tháng 4 2023 23:40
  • Hiệp hội ngành hàng bắt tay xúc tiến thương mại, nâng tầm vị thế gỗ Việt
    5 hiệp hội vừa bắt tay hợp tác tạo sức mạnh chung nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tiến tới nâng cao vị thế xuất khẩu gỗ Việt trên bản đồ thế giới.
    Thứ hai, 13 Tháng 2 2023 00:14
  • Ngành gỗ vượt khó, tăng trưởng ấn tượng
    Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành gỗ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sáu tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 61% tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu 14 đến 14,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành gỗ trong năm 2021 là hoàn toàn có thể đạt được…
    Thứ ba, 13 Tháng 7 2021 07:54
  • Tháo gỡ rào cản thương mại cho thị trường gỗ
    Sáu tháng đầu năm 2021, ngành gỗ xuất siêu ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 67,4%. Dự báo, từ nay đến cuối năm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ vượt mục tiêu 14 tỷ USD. Mặc dù vậy, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tính bền vững không cao.
    Thứ sáu, 02 Tháng 7 2021 07:56
  • Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc
    Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, khả năng cung cấp nhiều thị trường sẽ bị gián đoạn, nhưng xu hướng tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng khả quan, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.
    Thứ sáu, 25 Tháng 6 2021 07:53
  • Xuất khẩu gỗ nội thất có những dấu hiệu khả quan
    Dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu gây ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Nhưng bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn xuất khẩu vẫn rất khả quan.
    Thứ tư, 23 Tháng 6 2021 07:53
  • Khai mạc Tuần lễ Giao thương quốc tế ngành gỗ
    Ngày 14-4, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức chương trình “Furniture Sourcing day”. Đây là sự kiện khai mạc Tuần lễ Giao thương quốc tế ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ (Furniture Matching Week 2021) diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 12 đến 19-4.
    Thứ năm, 15 Tháng 4 2021 07:45
  • Chi phí logistics tăng cao giảm sức cạnh tranh ngành gỗ
    Theo ghi nhận thông tin từ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) đầu ngành gỗ cho thấy, lượng container cần trong năm 2021 sẽ tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với năm trước. Tuy nhiên, cước vận tải, container tăng cao tạo áp lực làm giảm sức cạnh tranh ngành gỗ.
    Thứ tư, 07 Tháng 4 2021 07:47
  • Xuất khẩu gỗ tăng trưởng ấn tượng nhưng chưa bền vững
    Trong hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng ấn tượng, tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có thể đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành gỗ, các con số này vẫn ẩn chứa các khía cạnh chưa bền vững.
    Thứ ba, 30 Tháng 3 2021 07:54
  • Ngành gỗ miệt mài xuất khẩu
    Nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả kênh tiếp thị, bán hàng online... nên vẫn có đơn hàng dồi dào bất chấp dịch Covid-19
    Thứ tư, 24 Tháng 3 2021 10:39
  • Người mở lối cho trầm Việt
    “Khánh Hòa là xứ trầm hương/ Non cao biển rộng, người thương đi về” - câu ca dao ấy từ xa xưa như một định danh với vùng đất giàu đẹp này. Thế nhưng, để những gì đúc kết trong câu ca dao ấy trở thành hiện thực, cần có những người tiên phong, biết lăn xả, cống hiến để đưa trầm hương - bảo vật quý giá của quốc gia - lan tỏa ra thế giới.
    Thứ tư, 17 Tháng 2 2021 11:02
  • Lâm sản và đồ gỗ xuất siêu kỷ lục
    Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2020 của cả nước đạt 13,22 tỷ USD, xuất siêu 10,5 tỷ USD (trong tổng mức xuất siêu 19,95 tỷ USD của tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu năm 2020).
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021 07:57
  • Quảng Trị đẩy mạnh chế biến gỗ xuất khẩu
    Trong những năm qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, trong đó một số mặt hàng gỗ có chất lượng đứng đầu khu vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chủ trương đưa Quảng Trị thành trung tâm chế biến gỗ của khu vực miền trung, cần có nhiều chính sách phù hợp hơn, tạo đột phá mạnh mẽ cho lĩnh vực được xem là có thế mạnh của địa phương.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 07:36
  • Khai trương showroom nội thất “triệu đô” tại Vinhomes Ocean Park
    Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các hạng mục thiết kế nội thất biệt thự cao cấp, sang trọng, Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội thất Home&Home ra mắt showroom mới tại số NT06-202 thuộc Khu biệt thự Ngọc Trai, dự án Vinhomes Ocean Park (Hà Nội) nhằm mang đến trải nghiệm nội thất toàn diện cho khách hàng.
    Thứ năm, 10 Tháng 12 2020 11:06
  • Xuất khẩu gỗ bứt phá ngoạn mục
    Dù rất khó khăn bởi dịch Covid-19, nhưng với kết quả khả quan sau 9 tháng năm 2020, ngành lâm nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực với mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt 12,5 tỷ USD như mục tiêu đặt ra.
    Thứ ba, 03 Tháng 11 2020 08:29
  • Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế khi thâm nhập thị trường Canada
    Tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Canada khoảng 14 tỷ USD/năm, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Mexico cung cấp các sản phẩm nội và ngoại thất cho Canada. Nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn khiêm tốn, trong khi đây là thị trường mở cho các nhà xuất khẩu...
    Thứ năm, 01 Tháng 10 2020 10:58
  • Tạo điểm nhấn cho không gian sống bằng vật liệu dán tường
    Khoảng vài năm về trước, giấy dán tường bắt đầu xuất hiện và gây sốt trên thị trường vật liệu trang trí nội thất tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của công nghệ in và yêu cầu từ thị trường, giấy dán tường không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa. Thay vào đó là các loại tranh dán tường 3D khổ lớn hay các tấm xốp dán tường với nhiều ưu thế về chống thấm, chống ồn, giá cả lại vô cùng cạnh tranh.
    Thứ hai, 14 Tháng 9 2020 12:56
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo lập đoàn kiểm tra việc áp dụng mã HS đối với mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu
    Sau khi nhận được 'đơn khẩn cấp' của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam do hàng xuất khẩu bị ách ở cảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan xem lại việc áp mã HS lên sản phẩm gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm (do bị thay đổi thuế suất từ 0% lên tới 25%)
    Thứ tư, 05 Tháng 8 2020 10:57