Sản xuất gỗ tại Công ty Kaiser Việt Nam, Khu công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương
Đầu năm 2020, nhiều chuyên gia nhận định, ngành gỗ Bình Dương tiếp tục bứt phá và có thể cùng cả nước đưa giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt mốc 12,5 tỷ USD, thế nhưng dịch bệnh đã kéo chậm guồng máy của doanh nghiệp. Tình trạng đóng cửa cảng hàng hóa ở một số quốc gia khiến sản xuất thu hẹp, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất chờ dịch qua đi để đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân, người lao động.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương Điền Quang Hiệp, tỉnh hiện có 1.600 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ (chiếm 40% số doanh nghiệp gỗ trên cả nước), trong tháng 1, 2-2020 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng, nhưng kể từ đầu tháng 3 đến nay, dịch Covid-19 khiến 30% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đi các quốc gia như Mỹ, Đan Mạch sắp tới là các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng sản xuất cầm chừng chờ “tín hiệu” mở cửa từ đối tác khi dịch bệnh được khống chế. Thực tế đó, cộng với dự báo đơn hàng sụt giảm thời gian ngắn, các tháng còn lại của năm sẽ khó đạt được giá trị xuất khẩu 12,5 tỷ USD như mục tiêu đề ra từ năm 2019.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh cũng đã xuất hiện những điểm sáng. Một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá, đơn hàng dồi dào và liên tục phải tăng ca để đảm bảo tiến độ. Đó là các công ty hoạt động lâu năm trong ngành, có mạng lưới khách hàng rộng khắp, đặc biệt là đã xây dựng được hệ thống bán hàng online từ sớm giúp chủ động được thị trường và giao dịch qua các sàn thương mại điện tử.
Ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Hiệp Long cho biết: “Công ty xuất khẩu sản phẩm đi rất nhiều nước, bao gồm Mỹ, châu Âu… cho nên không phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào. Hiện chúng tôi vẫn xuất khẩu hàng hóa theo kế hoạch vào Nhật Bản, Trung Đông với giá trị lớn, đó là cơ sở để tăng lương thời điểm này lên tới 15% cho công nhân (trung bình 10 triệu đồng/tháng/người). Ảnh hưởng duy nhất là một số công nhân nữ xin nghỉ việc để ở nhà chăm con do trường học đóng cửa nên công ty phải tính toán tăng ca phù hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất”.
Ông Điền Quang Hiệp cho rằng, bối cảnh dịch bệnh phức tạp đã chứng tỏ giao dịch online đang là một xu hướng tất yếu trên thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ Bình Dương đang bị chậm hơn các nước khác 1, 2 năm, nhưng hiện tại các doanh nghiệp đang triển khai hợp tác với các sàn giao dịch điện tử lớn trên thế giới như Tập đoàn Alibaba, Amazon… Hiện tại, Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương hỗ trợ bằng cách liên tục mở các lớp tập huấn giao dịch online cho các doanh nghiệp thành viên và nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo của doanh nghiệp. Giao dịch qua kênh thương mại điện tử hiện đang chiếm khoảng hơn 50% số đơn hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, trong quý 1-2020, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất đến cuối tháng 3-2020, để đảm bảo đơn hàng đã ký từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng với khách hàng truyền thống đến quý 2-2020. Điển hình như tại Công ty Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Hiệp Long (Công ty Hiệp Long, TP Thuận An), từ đầu năm 2020 đến nay đã xuất khẩu hàng hóa với giá trị hơn 3 triệu USD, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ.
Bên cạnh các giải pháp vượt khó của doanh nghiệp, Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương cũng đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc sản xuất như: chính sách giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp; đề xuất các ngân hàng thương mại giảm lãi suất về mức 2%, giãn thời gian hoàn thành các khoản nợ đáo hạn; tạm ngưng đóng các khoản bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp) và vận động công nhân nghỉ không lương, cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp khi sản xuất phải tạm ngưng.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương Điền Quang Hiệp, tỉnh hiện có 1.600 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ (chiếm 40% số doanh nghiệp gỗ trên cả nước), trong tháng 1, 2-2020 giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng, nhưng kể từ đầu tháng 3 đến nay, dịch Covid-19 khiến 30% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đi các quốc gia như Mỹ, Đan Mạch sắp tới là các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng sản xuất cầm chừng chờ “tín hiệu” mở cửa từ đối tác khi dịch bệnh được khống chế. Thực tế đó, cộng với dự báo đơn hàng sụt giảm thời gian ngắn, các tháng còn lại của năm sẽ khó đạt được giá trị xuất khẩu 12,5 tỷ USD như mục tiêu đề ra từ năm 2019.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh cũng đã xuất hiện những điểm sáng. Một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá, đơn hàng dồi dào và liên tục phải tăng ca để đảm bảo tiến độ. Đó là các công ty hoạt động lâu năm trong ngành, có mạng lưới khách hàng rộng khắp, đặc biệt là đã xây dựng được hệ thống bán hàng online từ sớm giúp chủ động được thị trường và giao dịch qua các sàn thương mại điện tử.
Ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Hiệp Long cho biết: “Công ty xuất khẩu sản phẩm đi rất nhiều nước, bao gồm Mỹ, châu Âu… cho nên không phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào. Hiện chúng tôi vẫn xuất khẩu hàng hóa theo kế hoạch vào Nhật Bản, Trung Đông với giá trị lớn, đó là cơ sở để tăng lương thời điểm này lên tới 15% cho công nhân (trung bình 10 triệu đồng/tháng/người). Ảnh hưởng duy nhất là một số công nhân nữ xin nghỉ việc để ở nhà chăm con do trường học đóng cửa nên công ty phải tính toán tăng ca phù hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất”.
Ông Điền Quang Hiệp cho rằng, bối cảnh dịch bệnh phức tạp đã chứng tỏ giao dịch online đang là một xu hướng tất yếu trên thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ Bình Dương đang bị chậm hơn các nước khác 1, 2 năm, nhưng hiện tại các doanh nghiệp đang triển khai hợp tác với các sàn giao dịch điện tử lớn trên thế giới như Tập đoàn Alibaba, Amazon… Hiện tại, Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương hỗ trợ bằng cách liên tục mở các lớp tập huấn giao dịch online cho các doanh nghiệp thành viên và nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo của doanh nghiệp. Giao dịch qua kênh thương mại điện tử hiện đang chiếm khoảng hơn 50% số đơn hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương, trong quý 1-2020, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất đến cuối tháng 3-2020, để đảm bảo đơn hàng đã ký từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng với khách hàng truyền thống đến quý 2-2020. Điển hình như tại Công ty Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Hiệp Long (Công ty Hiệp Long, TP Thuận An), từ đầu năm 2020 đến nay đã xuất khẩu hàng hóa với giá trị hơn 3 triệu USD, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ.
Bên cạnh các giải pháp vượt khó của doanh nghiệp, Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương cũng đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc sản xuất như: chính sách giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp; đề xuất các ngân hàng thương mại giảm lãi suất về mức 2%, giãn thời gian hoàn thành các khoản nợ đáo hạn; tạm ngưng đóng các khoản bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp) và vận động công nhân nghỉ không lương, cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp khi sản xuất phải tạm ngưng.
XUÂN TRUNG - (sggp.org.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)