Doanh nghiệp ngành gỗ đối mặt nhiều khó khăn

Thứ tư, 03 Tháng 6 2020 09:19 (GMT+7)
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp chế biến gỗ. Theo ước tính, chỉ còn khoảng 7% doanh nghiệp ngành gỗ hoạt động bình thường, hơn 90% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động hoặc phải luân chuyển lao động sang công việc khác.
Doanh nghiệp ngành gỗ đối mặt nhiều khó khăn
Sản xuất gỗ xuất khẩu tại Công ty TNHH Vũ Thịnh (Bắc Giang). Ảnh: VŨ SINH
 
Các doanh nghiệp lao đao
 
Ngành chế biến gỗ đang là ngành kinh tế mới nổi của kinh tế Việt Nam, với vị thế xuất khẩu đứng đầu khu vực Đông - Nam Á, thứ hai châu Á và thứ năm thế giới. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp, ngành gỗ ngày càng chiếm tỷ trọng cao và trở thành nguồn đóng góp quan trọng, tăng trưởng bền vững ở mức hơn hai con số đều trong suốt 20 năm qua. Riêng trong năm 2019, ngành gỗ đã đạt mức độ tăng trưởng tới 18%, mức tăng cao nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế Việt Nam. Vậy nhưng, năm nay ngay sau khi đạt mức giá trị xuất khẩu 2,5 tỷ USD trong quý I, bước sang quý II, do bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, cùng với những khó khăn chung của các ngành kinh tế khác, ngành gỗ lại phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trên tất cả các lĩnh vực.
 
Dịch Covid-19 bùng phát tại hầu hết các thị trường nhập khẩu đồ gỗ quan trọng của Việt Nam, như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Dương, Điền Quang Hiệp, đến thời điểm này, toàn bộ thị trường lớn như Mỹ, EU... đều đã đóng băng. Mặc dù dịch có dấu hiệu đã được kiểm soát tại Trung Quốc, thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ ba của Việt Nam, nhưng để thị trường này khôi phục lại sẽ mất rất nhiều thời gian… Thị trường nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ toàn cầu giờ đây gần như đều đóng cửa. Đến nay, các doanh nghiệp trong ngành gỗ liên tục nhận được các thông báo từ đối tác về giãn thời gian, dừng hoạt động giao hàng kể cả các lô hàng đã hoặc đang trong quá trình sản xuất. Nhiều đơn hàng bị cắt giảm, chậm thanh toán và thậm chí bị hủy. Các doanh nghiệp cũng được thông báo một số khách hàng lớn rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản. Còn theo ông Vũ Hải Bằng, Tổng Giám đốc công ty Woodsland (một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, với khoảng 3.000 lao động và doanh thu năm 2019 đạt 60 triệu USD từ các thị trường lớn như Mỹ và EU), hiện các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của công ty đã đóng cửa hệ thống cửa hàng tiêu thụ. Do vậy, các nhà nhập khẩu đã thông báo đến công ty là ngừng đơn hàng.
 
Thị trường xuất khẩu đóng băng, các đơn hàng bị hủy hoặc chậm, làm tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu phải thu hẹp quy mô sản xuất. Thông tin từ Công ty TNHH Juma Phú Thọ - một trong những công ty sản xuất và xuất khẩu gỗ dán lớn nhất tại Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 30% tổng lượng gỗ dán xuất khẩu của cả Việt Nam vào thị trường này cho biết, trước đây lượng xuất được là khoảng 450 công-ten-nơ mỗi tháng, nhưng giờ đây chỉ còn khoảng 200 công-ten-nơ. Hiện lịch sản xuất của doanh nghiệp phải điều chỉnh từng ngày, bởi lo sợ dịch sẽ làm cản trở lưu thông hàng hóa, không thanh toán được tiền hàng. Hủy và chậm đơn hàng đang gây ra những thiệt hại kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp. Đơn hàng bị hủy bỏ hoặc chậm nằm trong nguyên nhân bất khả kháng, do vậy người mua hàng không có trách nhiệm bồi thường về mặt tài chính cho doanh nghiệp, kể cả trong trường hợp hàng hóa đã được doanh nghiệp sản xuất ra theo hợp đồng. Hủy và chậm đơn hàng có nghĩa doanh nghiệp không có nguồn thu trong khi các chi phí như lao động, bảo hiểm, thuế, phí… vẫn phải chi trả. Kết quả khảo sát nhanh từ 124 doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho thấy, 100% các doanh nghiệp đều khẳng định dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể, 75% số doanh nghiệp đánh giá thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 tỷ đồng, tương đương gần 25 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn cho biết, đại dịch đã làm giảm 70% doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cùng với tài chính, việc sử dụng lao động cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Báo cáo của VIFOREST cho biết: hiện đã có hàng trăm nghìn lao động của các doanh nghiệp gỗ đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp, chủ doanh nghiệp không bảo đảm được việc làm và an sinh xã hội cho người lao động trong thời gian dài. Thông tin khảo sát tác động của đại dịch tới các doanh nghiệp gỗ của các hiệp hội gỗ và lâm sản còn cho thấy, trong số 105 doanh nghiệp phản hồi đã có khoảng 45% lượng lao động trong các doanh nghiệp này bị mất việc. Cụ thể, trước dịch, tổng số lao động làm việc tại 105 doanh nghiệp là 47.506 người; khi dịch bùng phát, các doanh nghiệp này phải cho 21.410 lao động tạm nghỉ việc.
 
Đối diện để vượt qua thách thức
 
Dịch Covid-19 đang và chắc chắn sẽ còn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ. Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia đang tăng cường nhiều biện pháp và chính sách mạnh nhằm hạn chế lưu thông, giảm rủi ro bệnh dịch lan truyền, luồng cung gỗ nhập khẩu trở nên khó khăn hơn, và điều này trực tiếp làm tăng giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
 
VIFOREST đưa ra dự báo, nếu đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên quy mô rộng lớn như hiện nay thì năm 2020 ngành chế biến gỗ có thể sẽ không có tăng trưởng. Tuy nhiên, nhìn về lâu dài, ngành này vẫn có dư địa phát triển tốt. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đối diện với khó khăn, vượt qua thách thức để xây dựng chiến lược phát triển ổn định, bền vững.
 
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, với thực tế chỉ có 7% số doanh nghiệp hoạt động bình thường, còn lại hơn 90% số doanh nghiệp gỗ phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, đang tạo ra sự đứt gãy toàn chuỗi. Sản xuất, tiêu thụ đình trệ, ảnh hưởng đến cả những người cung cấp nguyên, phụ liệu, trong đó có những người trồng rừng. Do đó, để khắc phục, ngành gỗ cần phải tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu. Đó là, cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp gỗ vẫn phải dùng 25 đến 26 triệu mét khối gỗ nguyên liệu để sản xuất ra khoảng 13 triệu tấn dăm mà chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 tỷ đến 1,6 tỷ USD. Con số này rất thấp, chỉ chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi lượng nguyên liệu lại chiếm tới 60%. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, EU bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm, chiếm 60% kim ngạch, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%, đây là dư địa lớn. Bên cạnh đó, cần cơ cấu cho cả chuỗi, từ trồng rừng gỗ lớn, cải tiến về giống, đưa giống tốt có thâm canh, đẩy nhanh việc quản lý rừng bền vững. Đẩy mạnh liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài. Hiện nguyên liệu trong nước đã chủ động được 80%, nhưng trong cơ cấu đồ mộc, tỷ trọng nguyên liệu nhập vẫn còn cao. Để thay đổi được thì cần đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp gỗ cũng cần đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, từ ứng dụng giống đến chế biến, bán hàng qua mạng; đổi mới thiết kế, tạo ra mặt hàng phối trộn gỗ với các sản phẩm khác để phù hợp nhu cầu thị trường. Thị trường trong nước cũng hết sức quan trọng, trị giá đạt tới 3 tỷ USD và sẽ tăng lên vì người tiêu dùng hiện nay đã có điều kiện sử dụng sản phẩm gỗ chất lượng cao.
 
Theo VIFOREST, ngành gỗ hiện vẫn đang thiếu một chiến lược phát triển bền vững. Chiến lược này cần định dạng chính xác ngành gỗ Việt Nam trên bản đồ chế biến, thương mại và tiêu thụ các mặt hàng gỗ toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu, và như vậy vẫn còn dư địa để phát triển. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp hiện chưa xác định được là có hay không cơ hội trong việc gia tăng thị phần toàn cầu; nếu có thì cơ hội này nằm ở đâu về mặt dòng sản phẩm và thị trường.
 
Bên cạnh đó, có một hạn chế khác là các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin chính xác về các đối thủ cạnh tranh của mình. Chiến lược phát triển bền vững cho ngành gỗ cũng cần các thông tin về xu hướng thay đổi cung cầu thế giới về đồ gỗ. Bức tranh này luôn biến động, không chỉ bởi các cơ chế chính sách của Nhà nước mà còn do thay đổi thị hiếu và nhận thức của người tiêu dùng. Xác định tốt chiến lược cho ngành gỗ Việt Nam sẽ giúp cho ngành gỗ giảm được các rủi ro do thị trường và bệnh dịch, phát triển theo hướng bền vững trong tương lai.
 
VŨ THÀNH - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Đồ gỗ - Nội ngoại thất

  • Giữ lửa cho gốm Mỹ Thiện
    Điều nghệ nhân Đặng Văn Trịnh trăn trở là chẳng muốn mình cũng góp vào dấu chấm hết cho một làng nghề, bởi gốm Mỹ Thiện tồn tại đã trên 200 năm
    Thứ hai, 22 Tháng 1 2024 00:08
  • Gỗ lậu trên đất trưởng phòng nội vụ ở Quảng Nam: Phạt người anh trai 37,5 triệu đồng
    Người đứng ra nhận số gỗ lậu được phát hiện trên đất của em trai Trưởng phòng Nội vụ huyện Phước Sơn, bị xử phạt 37,5 triệu đồng.
    Thứ ba, 12 Tháng 12 2023 23:55
  • Phát hiện gỗ lậu cất giấu trên đất của trưởng phòng ở Quảng Nam
    Nhận đơn tố cáo, kiểm lâm kiểm tra, phát hiện nhiều gỗ lậu trên đất của trưởng Phòng Nội vụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Điều bất ngờ là số gỗ lậu này được xác định là của anh trai trưởng phòng.
    Thứ ba, 28 Tháng 11 2023 00:03
  • Việt Nam chi hàng trăm triệu USD nhập máy móc chế biến gỗ mỗi năm
    Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đang dần khả quan. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm công nghệ, thiết bị hiện đại để tối ưu hoá sản xuất.
    Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 00:09
  • Đơn hàng xuất khẩu của ngành gỗ bắt đầu quay trở lại
    Các doanh nghiệp ngành gỗ đang mở rộng biên độ kinh doanh, tìm giải pháp thâm nhập thị trường quốc tế. Mục tiêu xuất khẩu của năm 2023 hoàn toàn có thể đạt được bởi đơn hàng đã bắt đầu quay trở lại thời gian gần đây.
    Thứ sáu, 28 Tháng 7 2023 23:58
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
    Theo các chuyên gia và hiệp hội doanh nghiệp, yêu cầu về chuyển đổi xanh, xanh hoá chuỗi cung ứng đã rất rõ ràng và tác động đến sức cạnh tranh, cơ hội nhận đơn hàng của nhà xuất khẩu
    Thứ sáu, 26 Tháng 5 2023 00:39
  • Tranh cãi hàng ghế gỗ “bề thế” trong nhà hát: 526 bàn ghế giá bao nhiêu?
    Tổng kinh phí cho hạng mục bàn ghế đang gây tranh cãi trong Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là 6,3 tỉ đồng
    Thứ hai, 15 Tháng 5 2023 23:34
  • Xôn xao việc “đại gia” đồ gỗ vỡ nợ gần 28 tỉ đồng
    Vợ chồng "đại gia" buôn bán đồ gỗ ở Kon Tum vay mượn gần 28 tỉ đồng rồi tuyên bố vỡ nợ khiến nhiều người điêu đứng, trình báo công an cầu cứu.
    Thứ ba, 04 Tháng 4 2023 23:40
  • Hiệp hội ngành hàng bắt tay xúc tiến thương mại, nâng tầm vị thế gỗ Việt
    5 hiệp hội vừa bắt tay hợp tác tạo sức mạnh chung nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tiến tới nâng cao vị thế xuất khẩu gỗ Việt trên bản đồ thế giới.
    Thứ hai, 13 Tháng 2 2023 00:14
  • Ngành gỗ vượt khó, tăng trưởng ấn tượng
    Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành gỗ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sáu tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 61% tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu 14 đến 14,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành gỗ trong năm 2021 là hoàn toàn có thể đạt được…
    Thứ ba, 13 Tháng 7 2021 07:54
  • Tháo gỡ rào cản thương mại cho thị trường gỗ
    Sáu tháng đầu năm 2021, ngành gỗ xuất siêu ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng 67,4%. Dự báo, từ nay đến cuối năm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ vượt mục tiêu 14 tỷ USD. Mặc dù vậy, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tính bền vững không cao.
    Thứ sáu, 02 Tháng 7 2021 07:56
  • Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc
    Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, khả năng cung cấp nhiều thị trường sẽ bị gián đoạn, nhưng xu hướng tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc vẫn tăng trưởng khả quan, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.
    Thứ sáu, 25 Tháng 6 2021 07:53
  • Xuất khẩu gỗ nội thất có những dấu hiệu khả quan
    Dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu gây ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Nhưng bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn xuất khẩu vẫn rất khả quan.
    Thứ tư, 23 Tháng 6 2021 07:53
  • Khai mạc Tuần lễ Giao thương quốc tế ngành gỗ
    Ngày 14-4, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) tổ chức chương trình “Furniture Sourcing day”. Đây là sự kiện khai mạc Tuần lễ Giao thương quốc tế ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ (Furniture Matching Week 2021) diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 12 đến 19-4.
    Thứ năm, 15 Tháng 4 2021 07:45
  • Chi phí logistics tăng cao giảm sức cạnh tranh ngành gỗ
    Theo ghi nhận thông tin từ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) đầu ngành gỗ cho thấy, lượng container cần trong năm 2021 sẽ tăng từ 1,2 - 1,5 lần so với năm trước. Tuy nhiên, cước vận tải, container tăng cao tạo áp lực làm giảm sức cạnh tranh ngành gỗ.
    Thứ tư, 07 Tháng 4 2021 07:47
  • Xuất khẩu gỗ tăng trưởng ấn tượng nhưng chưa bền vững
    Trong hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng ấn tượng, tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có thể đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành gỗ, các con số này vẫn ẩn chứa các khía cạnh chưa bền vững.
    Thứ ba, 30 Tháng 3 2021 07:54
  • Ngành gỗ miệt mài xuất khẩu
    Nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả kênh tiếp thị, bán hàng online... nên vẫn có đơn hàng dồi dào bất chấp dịch Covid-19
    Thứ tư, 24 Tháng 3 2021 10:39
  • Người mở lối cho trầm Việt
    “Khánh Hòa là xứ trầm hương/ Non cao biển rộng, người thương đi về” - câu ca dao ấy từ xa xưa như một định danh với vùng đất giàu đẹp này. Thế nhưng, để những gì đúc kết trong câu ca dao ấy trở thành hiện thực, cần có những người tiên phong, biết lăn xả, cống hiến để đưa trầm hương - bảo vật quý giá của quốc gia - lan tỏa ra thế giới.
    Thứ tư, 17 Tháng 2 2021 11:02
  • Lâm sản và đồ gỗ xuất siêu kỷ lục
    Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2020 của cả nước đạt 13,22 tỷ USD, xuất siêu 10,5 tỷ USD (trong tổng mức xuất siêu 19,95 tỷ USD của tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu năm 2020).
    Thứ năm, 28 Tháng 1 2021 07:57
  • Quảng Trị đẩy mạnh chế biến gỗ xuất khẩu
    Trong những năm qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị, trong đó một số mặt hàng gỗ có chất lượng đứng đầu khu vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chủ trương đưa Quảng Trị thành trung tâm chế biến gỗ của khu vực miền trung, cần có nhiều chính sách phù hợp hơn, tạo đột phá mạnh mẽ cho lĩnh vực được xem là có thế mạnh của địa phương.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 07:36
  • Khai trương showroom nội thất “triệu đô” tại Vinhomes Ocean Park
    Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các hạng mục thiết kế nội thất biệt thự cao cấp, sang trọng, Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội thất Home&Home ra mắt showroom mới tại số NT06-202 thuộc Khu biệt thự Ngọc Trai, dự án Vinhomes Ocean Park (Hà Nội) nhằm mang đến trải nghiệm nội thất toàn diện cho khách hàng.
    Thứ năm, 10 Tháng 12 2020 11:06
  • Xuất khẩu gỗ bứt phá ngoạn mục
    Dù rất khó khăn bởi dịch Covid-19, nhưng với kết quả khả quan sau 9 tháng năm 2020, ngành lâm nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực với mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt 12,5 tỷ USD như mục tiêu đặt ra.
    Thứ ba, 03 Tháng 11 2020 08:29
  • Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế khi thâm nhập thị trường Canada
    Tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Canada khoảng 14 tỷ USD/năm, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Mexico cung cấp các sản phẩm nội và ngoại thất cho Canada. Nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn khiêm tốn, trong khi đây là thị trường mở cho các nhà xuất khẩu...
    Thứ năm, 01 Tháng 10 2020 10:58
  • Tạo điểm nhấn cho không gian sống bằng vật liệu dán tường
    Khoảng vài năm về trước, giấy dán tường bắt đầu xuất hiện và gây sốt trên thị trường vật liệu trang trí nội thất tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của công nghệ in và yêu cầu từ thị trường, giấy dán tường không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa. Thay vào đó là các loại tranh dán tường 3D khổ lớn hay các tấm xốp dán tường với nhiều ưu thế về chống thấm, chống ồn, giá cả lại vô cùng cạnh tranh.
    Thứ hai, 14 Tháng 9 2020 12:56
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo lập đoàn kiểm tra việc áp dụng mã HS đối với mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu
    Sau khi nhận được 'đơn khẩn cấp' của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam do hàng xuất khẩu bị ách ở cảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan xem lại việc áp mã HS lên sản phẩm gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm (do bị thay đổi thuế suất từ 0% lên tới 25%)
    Thứ tư, 05 Tháng 8 2020 10:57