Tuy nhiên, đến nay người nông dân nơi đây đã bắt đầu xây dựng các mô hình trang trại, xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp để cùng nhau phát triển kinh tế một cách bền vững, sản xuất với quy mô lớn.
Nhiều mặt hàng nông sản được tiêu thụ tại siêu thị Big C. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Tại huyện miền núi Sơn Hà, một số mặt hàng nông sản đã có thị trường ổn định cũng như thương hiệu cho riêng mình. Đây chính là những thành công bước đầu sau gần 2 năm triển khai mô hình sinh kế cộng đồng bền vững mà UBND huyện Sơn Hà cùng với siêu thị Big C (thuộc Tập đoàn Central Retail) thực hiện.
Trang trại nuôi lợn rừng của anh Nguyễn Hồng Lợi, xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà rộng hơn 3.000 m2, nằm cách trung tâm huyện lỵ Sơn Hà hơn 20 km. Tại đây, anh Lợi nuôi gần 200 con lợn rừng và lợn lai, đem lại thu nhập hàng năm gần 700 triệu đồng, trừ hết chi phí thì hàng năm gia đình anh thu lãi ròng hơn 200 triệu đồng.
Năm năm trước, gia đình anh Lợi chỉ nuôi vài con lợn, chủ yếu để cải thiện bữa ăn, một phần để trang trải cuộc sống. Gần đây, gia đình anh Lợi mới mạnh dạn bỏ vốn để xây dựng trang trại, nuôi lợn để làm giàu. Với phương thức chăn nuôi sạch, gia đình anh chủ yếu cho lợn ăn là các loại cây cỏ, rau rừng và hoàn toàn không dùng thức ăn tăng trọng. Thịt lợn sạch của gia đình anh đã được chương trình sinh kế cộng đồng “để mắt tới” và đề nghị anh Lợi trở thành một trong những đối tác lâu dài.
“Vào tháng 1 năm 2018, khi huyện Sơn Hà, đại diện là Ban Quản lý dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Sơn Hà liên kết với Siêu thị Big C để đưa các mặt hàng nông sản của huyện Sơn Hà vào bán ở các siêu thị Big C thì gia đình tôi được chọn tiêu thụ mặt hàng thịt lợn. Nhờ đó, gia đình tôi rất yên tâm, không còn lo thị trường tiêu thụ bấp bênh như các năm trước”, anh Nguyễn Hồng Lợi chia sẻ.
Ngoài gia đình anh Lợi, ở huyện Sơn Hà đã có hơn 70 hộ và 5 nhóm hộ được liên kết với siêu thị Big C với nhiều mặt hàng nông sản sạch khác nhau. Cũng từ mô hình này, nhiều hộ gia đình đã dần ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững (Tập đoàn Central Retail Việt Nam) cho biết, Sơn Hà là 1 trong 7 địa phương trong cả nước được chọn thực hiện Dự án “Chương trình Sinh kế Cộng đồng”. Mục tiêu của chương trình là cung cấp một sinh kế đa dạng cho các hộ gia đình cần thiết chủ yếu ở khu vực vùng sâu vùng xa và góp phần làm cho cuộc sống của họ tốt và bền vững hơn.
Cách đây gần 2 năm, các sản phẩm đầu tiên của các nhóm hộ nông dân huyện Sơn Hà đã được đưa vào phân phối tại các siêu thị Big C Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn (Bình Định). Đến nay, Chương trình đã kết nối nông sản của địa phương đến 20 siêu thị BigC trong cả nước. Theo số liệu từ Big C, tính đến nay (ngày 10/12/2019), doanh số các sản phẩm đã cung cấp và tiêu thụ tại 4 siêu thị Big C miền Trung và các siêu thị Big C phía Nam (16 siêu thị) là hơn 7,44 tỷ đồng; trong đó, siêu thị Miền Trung (Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang) trên 2,9 tỷ đồng, siêu thị phía Nam trên 4,5 tỷ đồng.
Theo thống kê của siêu thị Big C, rau rừng Sơn Hà có doanh số bán đứng trong top đầu của các loại rau ở các siêu thị này. Các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng như rau dớn, ớt xiêm rừng, rau ngót rừng, bắp chuối rừng và cả gà kiến, thịt heo ky... Đây cũng là những nông sản có thế mạnh, mang tính đặc trương của người dân huyện vùng cao Sơn Hà.
Ông Phùng Tô Long, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, huyện giao cho Ban Quản lý dự án Giảm nghèo Tây Nguyên huyện Sơn Hà định hướng sản xuất cho các nhóm để có hiệu quả hơn, người dân được đào tạo, tiếp cận về thị trường, chia sẻ thông tin thị trường và thị hiếu khách hàng, đào tạo đóng gói, xây dựng thương hiệu; hỗ trợ điều kiện thanh toán thuận lợi; ưu tiên trưng bày trong siêu thị; cung ứng hậu cần; truyền thông tiếp thị... Nhờ đó, có cơ hội tìm đầu ra ổn định, nguồn doanh thu rộng mở, tự tạo chỗ đứng và thương hiệu riêng trên thị trường.
Hiện các đơn vị chức năng của huyện cùng với người dân đã xây dựng, thiết kế logo Nông sản Sơn Hà và các nhãn hiệu hàng hóa theo đúng quy chuẩn, tạo thương hiệu riêng cho nông sản Sơn Hà. Ban quản lý dự án Giảm nghèo Tây Nguyên huyện đã gửi hồ sơ đăng ký và đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp mã số, mã vạch hàng hóa.
“Việc liên kết giữa nông dân với siêu thị, đưa nông sản vùng cao Quảng Ngãi đến với “chợ hiện đại” đã mở ra một hướng đi mới, tiếp cận thị trường kênh bán lẻ hiện đại. Quan trọng hơn, người nông dân và cả hệ thống chính quyền không còn phải lo cảnh giải cứu nông sản hoặc điệp khúc được mùa, mất giá. Và cũng từ đây, người dân có thể yên tâm đầu tư cho sản xuất, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao giá trị nông sản cho các hộ nông dân ”, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Phùng Tô Long chia sẻ.
Trang trại nuôi lợn rừng của anh Nguyễn Hồng Lợi, xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà rộng hơn 3.000 m2, nằm cách trung tâm huyện lỵ Sơn Hà hơn 20 km. Tại đây, anh Lợi nuôi gần 200 con lợn rừng và lợn lai, đem lại thu nhập hàng năm gần 700 triệu đồng, trừ hết chi phí thì hàng năm gia đình anh thu lãi ròng hơn 200 triệu đồng.
Năm năm trước, gia đình anh Lợi chỉ nuôi vài con lợn, chủ yếu để cải thiện bữa ăn, một phần để trang trải cuộc sống. Gần đây, gia đình anh Lợi mới mạnh dạn bỏ vốn để xây dựng trang trại, nuôi lợn để làm giàu. Với phương thức chăn nuôi sạch, gia đình anh chủ yếu cho lợn ăn là các loại cây cỏ, rau rừng và hoàn toàn không dùng thức ăn tăng trọng. Thịt lợn sạch của gia đình anh đã được chương trình sinh kế cộng đồng “để mắt tới” và đề nghị anh Lợi trở thành một trong những đối tác lâu dài.
“Vào tháng 1 năm 2018, khi huyện Sơn Hà, đại diện là Ban Quản lý dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Sơn Hà liên kết với Siêu thị Big C để đưa các mặt hàng nông sản của huyện Sơn Hà vào bán ở các siêu thị Big C thì gia đình tôi được chọn tiêu thụ mặt hàng thịt lợn. Nhờ đó, gia đình tôi rất yên tâm, không còn lo thị trường tiêu thụ bấp bênh như các năm trước”, anh Nguyễn Hồng Lợi chia sẻ.
Ngoài gia đình anh Lợi, ở huyện Sơn Hà đã có hơn 70 hộ và 5 nhóm hộ được liên kết với siêu thị Big C với nhiều mặt hàng nông sản sạch khác nhau. Cũng từ mô hình này, nhiều hộ gia đình đã dần ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững (Tập đoàn Central Retail Việt Nam) cho biết, Sơn Hà là 1 trong 7 địa phương trong cả nước được chọn thực hiện Dự án “Chương trình Sinh kế Cộng đồng”. Mục tiêu của chương trình là cung cấp một sinh kế đa dạng cho các hộ gia đình cần thiết chủ yếu ở khu vực vùng sâu vùng xa và góp phần làm cho cuộc sống của họ tốt và bền vững hơn.
Cách đây gần 2 năm, các sản phẩm đầu tiên của các nhóm hộ nông dân huyện Sơn Hà đã được đưa vào phân phối tại các siêu thị Big C Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn (Bình Định). Đến nay, Chương trình đã kết nối nông sản của địa phương đến 20 siêu thị BigC trong cả nước. Theo số liệu từ Big C, tính đến nay (ngày 10/12/2019), doanh số các sản phẩm đã cung cấp và tiêu thụ tại 4 siêu thị Big C miền Trung và các siêu thị Big C phía Nam (16 siêu thị) là hơn 7,44 tỷ đồng; trong đó, siêu thị Miền Trung (Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang) trên 2,9 tỷ đồng, siêu thị phía Nam trên 4,5 tỷ đồng.
Theo thống kê của siêu thị Big C, rau rừng Sơn Hà có doanh số bán đứng trong top đầu của các loại rau ở các siêu thị này. Các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng như rau dớn, ớt xiêm rừng, rau ngót rừng, bắp chuối rừng và cả gà kiến, thịt heo ky... Đây cũng là những nông sản có thế mạnh, mang tính đặc trương của người dân huyện vùng cao Sơn Hà.
Ông Phùng Tô Long, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, huyện giao cho Ban Quản lý dự án Giảm nghèo Tây Nguyên huyện Sơn Hà định hướng sản xuất cho các nhóm để có hiệu quả hơn, người dân được đào tạo, tiếp cận về thị trường, chia sẻ thông tin thị trường và thị hiếu khách hàng, đào tạo đóng gói, xây dựng thương hiệu; hỗ trợ điều kiện thanh toán thuận lợi; ưu tiên trưng bày trong siêu thị; cung ứng hậu cần; truyền thông tiếp thị... Nhờ đó, có cơ hội tìm đầu ra ổn định, nguồn doanh thu rộng mở, tự tạo chỗ đứng và thương hiệu riêng trên thị trường.
Hiện các đơn vị chức năng của huyện cùng với người dân đã xây dựng, thiết kế logo Nông sản Sơn Hà và các nhãn hiệu hàng hóa theo đúng quy chuẩn, tạo thương hiệu riêng cho nông sản Sơn Hà. Ban quản lý dự án Giảm nghèo Tây Nguyên huyện đã gửi hồ sơ đăng ký và đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp mã số, mã vạch hàng hóa.
“Việc liên kết giữa nông dân với siêu thị, đưa nông sản vùng cao Quảng Ngãi đến với “chợ hiện đại” đã mở ra một hướng đi mới, tiếp cận thị trường kênh bán lẻ hiện đại. Quan trọng hơn, người nông dân và cả hệ thống chính quyền không còn phải lo cảnh giải cứu nông sản hoặc điệp khúc được mùa, mất giá. Và cũng từ đây, người dân có thể yên tâm đầu tư cho sản xuất, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao giá trị nông sản cho các hộ nông dân ”, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Phùng Tô Long chia sẻ.