Sau Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Triều Tiên “tâm đầu ý hợp” với Tổng thống Nga

Thứ ba, 30 Tháng 4 2019 14:19 (GMT+7)
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có phương thức riêng rất thuyết phục và hiệu quả đối với các lãnh đạo thế giới: lần đầu tiên xuất hiện thành công thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump và có ảnh hưởng tương tự đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Putin gặp người đồng cấp Triều Tiên lần đầu tiên tại thành phố cảng Vladivostok vào tuần trước. Cùng thưởng thức rượu vang, ông Putin và ông Kim trao đổi vui vẻ về cuộc gặp gỡ và các cuộc đàm phán liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora hôm 29-4 lên tiếng về mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo. Ông Matsegora nói với hãng tin Tass của Nga: "Tôi đánh giá rất cao kết quả của hội nghị thượng đỉnh; không có bất kỳ sự cường điệu nào, đây là một hội nghị thượng đỉnh lịch sử. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của chúng tôi và tôi cảm thấy rằng trong cuộc họp này, họ tâm đầu ý hợp".

Sau Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Triều Tiên “tâm đầu ý hợp” với Tổng thống Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Vladimir Putin (phải) gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên tại TP cảng Vladivostok - Nga. Ảnh: KCNA

Về phần mình, ông Kim mô tả cuộc gặp gỡ đó là một "cuộc trao đổi trực tiếp rất có ý nghĩa". Vị lãnh đạo Triều Tiên cũng phát triển một mối quan hệ bất thường với Washington. Mặc dù Tổng thống Trump và ông Kim đã có những màn đấu khẩu nảy lửa vào năm 2017, giọng điệu sau đó lại ấm dần và nói như Tổng thống Mỹ là một mối tình lãng mạn vừa chớm nở.

Ông Trump nói hồi tháng 9-2018: "Ông ấy (ông Kim Jong-un) viết những lá thư đẹp đẽ gửi cho tôi và chúng là những lá thư tuyệt vời. Rồi chúng tôi phải lòng nhau". Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên gặp nhau trực tiếp trong 2 lần; hội nghị thượng đỉnh đầu tiên diễn ra tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái, lần thứ hai tại Việt Nam vào tháng 2 năm nay.

Theo tạp chí Newsweek ngày 29-4, các cuộc thảo luận và tình cảm tốt dần phần nào có chút tiến bộ trong việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, cuối tháng 1, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats cho biết đánh giá cộng đồng tình báo cho rằng ông Kim không có khả năng từ bỏ hoàn toàn khả năng phát triển vũ khí hạt nhân.

Sau Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Triều Tiên “tâm đầu ý hợp” với Tổng thống Nga - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6-2018. Ảnh: REUTERS

Một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại về quyết định gặp ông Kim của ông Putin, đặc biệt là khi không đạt được tiến bộ đáng kể giữa Washington và Bình Nhưỡng. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News tuần trước, Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Bill Richardson lo lắng những bước đi tiếp theo của ông Trump trong việc quản lý mối quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. Hạ nghị sĩ Lee Zeldin (đại diện bang New York) cho biết "tam giác tình yêu" chỉ có ý nghĩa khi xem xét ý nghĩa quốc tế của vấn đề phi hạt nhân hóa. Đây là một vấn đề nằm ngoài vấn đề song phương, Hạ nghị sĩ Lee nói với America News Newsroom.

Ông Trump thường xuyên ca ngợi ông Putin trong quá khứ, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên, với cái bóng của cố vấn đặc biệt Robert Mueller, cuộc điều tra nghi án chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông đồng với Nga, Tổng thống Trump phải đối mặt với những chỉ trích trước nỗ lực cải thiện quan hệ với Tổng thống Putin. Trong khi đó, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 28-4 cho biết khôi phục các cuộc đàm phán 6 bên không phải là một ưu tiên của Washington trong vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

H.Bình - (nld.com.vn)

T/h: Nhật Minh - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Thế Giới