Cuộc đối đầu giữa Mỹ- Trung Quốc phân chia thế giới

Chủ nhật, 26 Tháng 5 2019 16:59 (GMT+7)
Mỹ khi kêu gọi các nước khác tham gia lệnh trừng phạt chống lại Huawei, đang chia rẽ cộng đồng thế giới.

cuoc doi dau giua my- trung quoc phan chia the gioi hinh anh 1

Kết quả là phần còn lại của thế giới vô tình trở thành con tin cho tình hình, và nhiều đối tác của Mỹ thấy mình ở một vị trí không thoải mái. Một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản và Vương quốc Anh, đang cố gắng dung hòa giữa lợi ích và mong muốn không xúc phạm đến đồng minh chính trị chính. Nhưng Hàn Quốc, chẳng hạn, họ đấu tranh công khai cho quyền lợi riêng của mình và chỉ ra rằng mặc dù Mỹ là người xúi giục cuộc xung đột này, nhưng hậu quả của nó sẽ do những người khác gánh chịu.

Các nhà khai thác dịch vụ di động Nhật Bản SoftBank, NTT Docomo và KDDI đã thông báo trì hoãn việc bắt đầu bán điện thoại Huawei mới dự kiến ​​vào ngày 24 tháng 5 và dừng nhận đơn đặt hàng. Tại Anh, công ty EE và Vodafone đã từ chối sử dụng điện thoại thông minh Huawei khi thử nghiệm mạng 5G. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và quốc gia khác không vội vàng cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với công ty Trung Quốc. Panasonic (Nhật Bản) trên trang web tiếng Trung đã phủ nhận thông tin do một số cơ quan truyền thông tiết lộ cho biết họ đang tạm ngừng cung cấp các linh kiện cho Huawei. Panasonic nhấn mạnh công ty Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của họ và việc cung cấp tất cả các sản phẩm và dịch vụ từ Panasonic vẫn đang tiếp tục.  Anh quốc cũng không loại trừ sự tham gia của các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng mạng 5G.

Hàn Quốc, theo báo «Chosun Ilbo», đang cố gắng chống lại áp lực của Mỹ yêu cầu nước này gây áp lực lên gã khổng lồ CNTT và không cho phép sử dụng thiết bị Huawei ở khu vực Đông và Nam Á. Hàn Quốc cho rằng nếu họ tham gia vào cuộc tẩy chay Huawei của Mỹ, quốc gia này có nguy cơ trở thành một trong những người thua cuộc . Chỉ vì thông tin Seoul đang tiến hành đối thoại với Washington về an toàn của thiết bị mạng 5G, mà cổ phiếu của nhà khai thác di động lớn thứ ba Hàn Quốc LG Uplus đã giảm 6,35%. Lý do rất rõ ràng: công ty thuộc tập đoàn LG, đã xây dựng mạng LTE dựa trên thiết bị Huawei từ năm 2012 tại thủ đô. Và hiện họ đang triển khai mạng truyền thông thế hệ 5 cũng trên phần cứng Huawei.

cuoc doi dau giua my- trung quoc phan chia the gioi hinh anh 2

Theo tính toán của tờ báo kinh doanh «Maeil», doanh số hàng năm của Huawei tại thị trường Hàn Quốc là khoảng 200-300 tỷ won (170-250 triệu đô la Mỹ). Trong số các khách hàng, ngoài LG Uplus, còn có hai công ty viễn thông lớn nhất khác - KT và SKT. Thiết bị của công ty Trung Quốc được công ty Koscom sử dụng để đảm bảo hoạt động của Sàn giao dịch Hàn Quốc. Công nghệ Huaweei cũng hiện diện trong Tập đoàn tài chính Nonghyup (Nonghyup Financial Group) - nằm trong top 10 về tài sản, công cụ tìm kiếm chính của đất nước Naver, Tập đoàn ô tô Hyundai và các công ty khác. Hơn nữa chỉ riêng dự án hiện đại hóa mạng lưới truyền thông của tập đoàn Nonkhop đã liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm Huawei trị giá hơn 60 tỷ won (50 triệu USD). Sự từ chối thiết bị Huawei sẽ kéo theo những tổn thất tài chính lớn, theo như chuyên gia nghiên cứu tại Viện Sejong, Chung Jae-hung, nói với Sputnik.

"Hàn Quốc không phải là thuộc địa của Mỹ, và không thể có chuyện chính phủ hai nước hạn chế giao dịch giữa các doanh nghiệp hai nước. LG U + và các công ty Hàn Quốc khác sử dụng thiết bị Huawei vì nhu cầu của mình. Liệu Mỹ sẽ bồi thường thiệt hại do việc không thể sử dụng thiết bị Trung Quốc? Các tập đoàn phải tự đưa ra quyết định, sự can thiệp của chính phủ sẽ là một sai lầm».

Hàn Quốc có kế hoạch tích cực phát triển công nghệ 5G trên các cơ sở hạ tầng công cộng khác nhau, bao gồm cả trong hệ thống giao thông công cộng không người lái. Và nếu ai đó tung mã độc vào mạng hoặc thực hiện tấn công DDos, thì điều này có thể làm tê liệt toàn bộ mạng lưới nhà nước. Nhưng theo ông Chung, điều này không liên quan gì đến việc cung cấp thiết bị Huawei.

"Nếu đây thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chính phủ nên tìm cách loại bỏ các mối đe dọa tiềm ẩn, nhưng trong khuôn khổ không can thiệp vào các giao dịch giữa các công ty. Để thực hiện việc này, việc  tạo ra một nhóm làm việc gồm các chuyên viên đa quốc gia trong mọi lĩnh vực sẽ là một ý tưởng tốt. Để tất cả các bên quan tâm có thể tham gia tìm kiếm các giải pháp thuyết phục trong các vấn đề như vậy".

Áp lực của Mỹ lên các quốc gia khác nhau về vấn đề Huawei cũng không hiệu quả lắm vì nhiều điều phụ thuộc vào các công ty tư nhân. Và không phải tất cả các nước có thể ra lệnh cho giới kinh doanh của mình. Còn các công ty quan tâm trước hết đến hiệu quả kinh tế của bất kỳ hành động nào, chuyên gia tại tổ chức tài chính Chongyang tại Đại học Nhan dân Trung Quốc, Zhou Rong, nói với Sputnik.

"Một số công ty đã nhượng bộ Mỹ và tham gia tẩy chay Huawei. Điều này là khá bình thường. Nhưng ở đây tôi muốn trích dẫn Mao Trạch Đông, người đã nói: "Chủ nghĩa đế quốc và tất cả những kẻ phản động đều là những con hổ giấy". Vào thời điểm đó, Trung Quốc sống trong một môi trường quốc tế phức tạp hơn nhiều. Thực tế cả thế giới khi đó theo đuổi chính sách cô lập kinh tế đối với Trung Quốc. Và Trung Quốc đã có thể sống sót qua thời gian đó. Còn bây giờ, với sức mạnh hiện tại của mình, Trung Quốc có thể dễ dàng đứng vững. Đầu tiên, cái gọi là liên minh chống Trung Quốc vẫn chưa thành hình, ngay cả trong tương lai gần. Bởi vì kinh doanh chủ yếu quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận. Do đó nhiều công ty đơn giản sẽ không hành động để gây tổn hại đến lợi nhuận của chính mình để tạo lợi thế cho Mỹ. Thay vào đó, họ sẽ bắt đầu phân tích những gì có lợi hơn: xoa dịu nước Mỹ hoặc từ chối tẩy chay Huawei. Và họ sẽ dần dần đi đến kết luận rằng việc nhượng bộ Mỹ sẽ gây hại nhiều hơn là tốt. Và rồi hành vi của họ sẽ thay đổi.

Ngoài ra, theo tôi, nhiều quốc gia sẽ không để ý đến sự can thiệp của Mỹ nữa. Ví dụ, quan điểm của các nước châu Âu là khá rõ ràng. Vài ngày trước tôi đã nói chuyện với một nhà khoa học châu Âu, anh ấy nói  rằng châu Âu muốn tìm một giải pháp trung gian giữa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là, một mặt, để tránh các lệnh trừng phạt có thể có của Mỹ và mặt khác, để tiếp tục duy trì quan hệ thương mại và kinh tế bình thường với Huawei. Đây là một quan điểm hoàn toàn phổ biến trong các quốc gia Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Và, tôi tin rằng, xu thế này sẽ tiếp tục trong một thời gian.

Bây giờ Mỹ chủ yếu trông cậy vào  các quốc gia đối tác trong Liên minh «5 mắt». Đó là Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand. Nhưng bên cạnh các nước này,  các quốc gia còn lại ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh không sẵn sàng đồng ý tham gia chống lại Huawei. Do đó, khó có thể nói sau các hành động từ một số quốc gia phát triển, một làn sóng tẩy chay Huawei sẽ quét qua phần còn lại của thế giới».

Tuy nhiên, một số đồng minh thân cận của Mỹ, nơi đã phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn như Nhật Bản, dễ bị áp lực từ bên ngoài, chuyên gia về Nhật Bản tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, Giáo sư Zhou Yun nói với Sputnik.

"Tất nhiên, các doanh nhân Nhật Bản chịu ảnh hưởng của chính phủ Mỹ. Họ có nhiều khả năng ngừng quan hệ làm ăn với Huawei, nhưng sẽ duy trì hoạt động kinh doanh với Mỹ. Bởi vì đối với họ thị trường Mỹ là nguồn phát triển kinh doanh và giao dịch quan trọng nhất. Và chính quyền Nhật Bản cũng không dám mâu thuẫn với Mỹ. Vì vậy có một mối quan hệ rất phức tạp. Đối với Nhật Bản, từ bỏ Huawei — là hy sinh một con tốt để cứu con hậu”.

Đừng quên rằng chủ đề về mối đe dọa từ Huawei được thổi phồng một cách giả tạo bởi nhiều chính trị gia cấp tiến của Mỹ. Steve Bannon, cựu cố vấn của Donald Trump, người đã bị chính Trump bãi nhiệm, hiện đang cố gắng kiểm điểm chính trị của mình một lần nữa, khuấy động bầu không khí đối đầu. Gần đây ông nói rằng Huawei, giống như các công ty Trung Quốc khác, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia không chỉ đối với Mỹ, mà còn đối với tất cả các quốc gia khác. Ông nói rằng việc tẩy chay Huawei quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ thỏa thuận thương mại nào và lưu ý rằng cần phải hất cẳng công ty khỏi tất cả các thị trường phương Tây, bao gồm cả các công ty tài chính. Đáp lại, Tổng biên tập tờ Thời báo Toàn cầu Trung Quốc, Hu Xijin, đã tweet rằng tại Trung Quốc, ngay cả những người cực đoan khét tiếng nhất cũng không kêu gọi trục xuất Apple hay McDonald ra khỏi thị trường.

Sputnik - (danviet.vn)

T/h: Nhật Minh - (dongbang.vn)

Video/nguồn: vnexpress

Bài viết mới nhất của Thế Giới