Tên lửa không đối không AIM-260 dự kiến sẽ được thay thế tên lửa AIM-120 trang bị cho chiến đấu cơ của Mỹ.
Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: US NAVY
"Nó được cho là loại vũ khí không đối không thống trị trên không trung dành cho các chiến đấu cơ của chúng ta tham gia không chiến" - thiếu tướng Anthony Genatempo, giám đốc điều hành chương trình của không lực Mỹ, khẳng định với tạp chí Air Force.
Nga đang phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57, còn ở Trung Quốc là J-20, để cạnh tranh với chiến đấu cơ Tia chớp II F-35 của Mỹ.
Ngoài ra, 2 đối thủ hùng mạnh này cũng đang phát triển tên lửa không đối không tầm xa mới.
Quân đội Mỹ đang cực kỳ lo ngại về PL-15, tên lửa không đối không radar dẫn đường có tầm bắn khoảng 200 km của Trung Quốc.
Máy bay tàng hình J-20 của không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
PL-15, có tầm bắn xa hơn nhiều so với tên lửa AIM-120D, đã được đưa vào hoạt động năm 2016, còn chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay biểu diễn và đã phô bày các ổ vũ khí được gắn tên lửa PL-15.
Tướng Genatempo cho biết PL-15 là động cơ thúc đẩy phát triển AIM-260.
Chiến đấu cơ Su-57 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Tên lửa AIM-260, dự án của không lực Mỹ được thực hiện phối hợp với bộ binh, hải quân và hãng Lockheed Martin, ban đầu sẽ được lắp đặt trên máy bay F-22 và F/A-18, rồi sau đó trang bị cho F-35.
Các cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2021 và loại vũ khí này dự kiến có thể đi vào hoạt động vào năm sau đó.