Kim ngạch thương mại của Đức với Iran ngày càng tăng trưởng sau Chiến tranh Iran-Iraq.
Dữ liệu từ Phòng Thương mại Đức cho thấy thương mại trong 4 tháng đầu năm 2019 giữa nước này và Iran đã giảm 49% tương đương 529 triệu euro (602 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các lệnh trừng phạt, Iran bị chặn truy cập hệ thống tài chính Mỹ hoặc giao dịch bằng USD. Các công ty làm ăn với Tehran sẽ mất quyền truy cập vào thị trường Mỹ.
Dagmar von Bonstein, Đại diện của Phòng Thương mại Đức ở Tehran xác nhận 60 công ty Đức vẫn đang kinh doanh ở nước này nhưng càng ngày chỉ làm việc với các nhân viên Iran địa phương.
Thương mại của Đức với Iran ngày càng tăng trưởng sau Chiến tranh Iran-Iraq.
Đến năm 2004, Đức đã xuất khẩu 3,6 tỷ euro sang Iran mỗi năm.
Các thị trường ở Iran ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp Đức với 50 công ty có văn phòng chi nhánh tại Iran và 12.000 công ty khác có một số hình thức đại diện ở đây.
Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức trước đây đã ước tính các lệnh trừng phạt có thể cướp đi 10.000 việc làm của Đức.
Berlin đã cố gắng tuyệt vọng để cứu thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ tuyên bố rút hồi năm ngoái.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tới Tehran để gặp đối tác Iran Mohammad Javad Zarif.
Mặc dù Paris và London cũng cố chạy đua với thời gian để cứu vãn thỏa thuận, nhưng nền kinh tế Iran vốn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Căng thẳng đang tăng cao giữa Iran và Mỹ. Mỹ mới đây đổ lỗi cho Iran tấn công hai tàu chở dầu ở Vịnh Ba Tư.
Washington đã công bố các video mà theo đó cho thấy Vệ binh Cách mạng Iran loại bỏ một quả mìn chưa nổ từ một trong các con tàu.
Iran phủ nhận mọi liên quan đến vụ việc nhưng đã bắn hạ một máy bay không người lái gián điệp của Mỹ mà họ tuyên bố vi phạm không phận của nước này, mặc cho Mỹ khẳng định nó ở trên không phận quốc tế.