Quân đội Mỹ bị tố là "chuyên gia" gây ô nhiễm môi trường

Thứ hai, 01 Tháng 7 2019 15:33 (GMT+7)
Quân đội Mỹ làm bẩn môi trường xung quanh, hơn đến 140 quốc gia - báo Thụy Sĩ Tages-Anzeiger trích dẫn kết quả nghiên cứu cho biết.

"Gần 800 căn cứ quân sự ở 70 quốc gia, vô vàn hoạt động chính thức cũng như bí mật, những cuộc kết nối hải quân ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và Ấn Độ Dương: quân đội Mỹ có mặt ở tất cả mọi khu vực trên thế giới" - tờ báo xác nhận.

Ngoài ra, ngân sách quốc phòng của Mỹ, chiếm 700 tỉ USD, vượt trội ngân sách quân sự của tất cả mọi quốc gia còn lại trên thế giới.

Quân đội Mỹ bị tố là chuyên gia gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu xuất kích từ tàu sân bay USS Harry S. Truman. Ảnh: Keystone

"Mỹ dành gần phân nửa các khoản chi cho cơ sở hạ tầng. Để bảo đảm việc tiến hành hoạt động khắp thế giới, người Mỹ thường xuyên sử dụng các tàu chở container, máy bay vận tải và xe tải - đó là các loại phương tiện tiêu thụ lượng nhiên liệu khổng lồ" - bài báo viết.

Qua các hoạt động đó, quân đội Mỹ đã thải ra khối lượng khí CO2 khổng lồ. Năm 2017, quân đội Mỹ đã mua 269.000 thùng dầu và khi đốt cháy nhiên liệu, họ thải vào bầu khí quyển hơn 25 triệu tấn khí CO2. Điều này đã được công bố trong tạp chí khoa học Transactions of the Institute of British Geographers.

Theo cuộc nghiên cứu trên, quân đội Mỹ là "một trong những đối tượng gây ô nhiễm môi trường xung quanh nhất thế giới". Trong một năm, quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhiên liệu hơn và thải ra nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính hơn đa số các quốc gia có độ lớn trung bình.

Nếu như quân đội Mỹ được tính là một quốc gia, họ sẽ đứng hạng thứ 52 trong danh sách các nước làm bẩn môi trường xung quanh qua hành động sử dụng nhiên liệu lỏng và đứng trên 140 nước khác.

Dữ liệu được phân tích, được Cơ quan Hậu cần của các lực lượng vũ trang Mỹ (DLA) cung cấp, cho thấy hơn một nửa lượng khí thải CO2 là từ không lực Mỹ và 1/3 thuộc về lực lượng hải quân.

Tờ Tages-Anzeiger cho biết quân đội Mỹ đã cố gắng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo sử dụng tại các căn cứ quân sự. Ngoài ra, họ đã đầu tư vào việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế - như nhiên liệu sinh học, để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.

Thế nhưng, hiện công tác này của quân đội Mỹ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong toàn bộ các khoản chi tiêu cho nhiên liệu.

Hoài Vy - (nld.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Thế Giới