Tham vọng hạm đội tàu chiến robot của Mỹ

Thứ sáu, 30 Tháng 8 2019 09:58 (GMT+7)
Hải quân Mỹ đang muốn phát triển một hạm đội gồm 10 tàu chiến robot lớn nhất thế giới để hoạt động tại những vùng biển nguy hiểm.

Những chiến hạm trên, được gọi là phương tiện không người lái cỡ lớn trên mặt nước (LUSV), sẽ làm nhiệm vụ trinh sát cho hạm đội chiến đấu chính, mang theo các loại radar, thiết bị dò sóng âm, tên lửa phòng không và tên lửa hành trình.

Dự kiến, loại tàu này sẽ được sử dụng để tiến hành các nhiệm vụ có tính chất buồn chán, bẩn thỉu và nguy hiểm.

"LUSV sẽ là loại tàu có độ bền cao, tùy chỉnh dễ dàng để có thể thích ứng với nhiều trọng tải khác nhau trong các nhiệm vụ không có sự tham gia của người, từ đó nâng cao năng lực của lực lượng tàu nổi có người lái của hải quân Mỹ" - một tài liệu được chia sẻ với các nhà thầu tiềm tàng được đăng trên trang FedBizOpps, cho biết. 

Tham vọng hạm đội tàu chiến robot của Mỹ - Ảnh 1.

Tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter của Mỹ. Ảnh: The Sun

Theo tài liệu này, LUSV sẽ được thiết kế để thực hiện độc lập các nhiệm vụ hoặc phối hợp với các lực lượng khác một khi xảy ra xung đột.

Ngoài ra, LUSV sẽ có khả năng vận hành bán tự động hoặc hoàn toàn tự động. Mỗi chiếc sẽ có độ dài từ 60 đến hơn 90, với lượng giãn nước lên tới 2.000 tấn.

Loại tàu này được mô tả là "một tàu khu trục hạng nhẹ" và cũng sẽ được trang bị chỗ ở giới hạn cho một thủy thủ đoàn, nếu cần. Ngoài ra, tàu dự kiến không được vũ trang nhưng vẫn có khả năng mang được tên lửa trong trường hợp cần thiết. 

Kế hoạch ban đầu là những tàu chiến dạng này nhìn chung sẽ không được vũ trang, nhưng vẫn có khả năng mang được một số loại tên lửa nếu cần thiết. Bên cạnh đó, LSUV còn hoạt động như một trinh sát nổi bằng cách đi trước các tàu chiến thông thường để phát hiện sớm các mối đe dọa. 

Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có thể đóng được 2 chiếc LUSV trong vòng 1 năm. Tổng chi phí của 2 chiếc ước tính khoảng 400 triệu USD. Mục tiêu đề ra là một hạm đội 10 chiếc LUSV trong vòng 5 năm. 

Tham vọng hạm đội tàu chiến robot của Mỹ - Ảnh 2.

Tàu LUSV có thể đóng vai trò trinh sát, hỗ trợ tàu chiến thông thường. Ảnh: Reuters

Văn phòng Các khả năng Chiến lược của Lầu Năm Góc là nơi khởi xướng ý tưởng về tàu LUSV thông qua một chương trình mang tên Overlord.

Chương trình này ban đầu tìm cách chuyển đổi một tàu thương mại có khả năng di chuyển nhanh thành một tàu không người lái có thể đi liên tục trên quãng đường dài hàng ngàn km trong nhiều tuần liền. 

Ngoài ra, Mỹ còn đang đặt chế tạo một đội tàu ngầm không người lái.

Hải quân Mỹ hồi tháng 2 đã trả cho hãng Boeing 43 triệu USD để phát triển 4 tàu ngầm không người lái cỡ lớn, gọi là Orca. Loại tàu này có thể tiến hành một loạt nhiệm vụ như trinh sát, đánh chìm tàu từ xa...

Cơ sở của phương tiện này là tàu ngầm không người lái Echo Voyager, được Boeing phát triển.

Tham vọng hạm đội tàu chiến robot của Mỹ - Ảnh 3.

Tàu Echo Voyager. Ảnh: Boeing

P.Võ - (nld.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Thế Giới