Kiện công ty gây phiền nhiễu sau khi nghỉ phép làm cha

Thứ sáu, 13 Tháng 9 2019 08:24 (GMT+7)
Một người đàn ông Nhật Bản 38 tuổi đã kiện công ty của mình lên tòa án quận Tokyo vì bị gây phiền nhiễu sau khi xin nghỉ phép làm cha.

Tại tòa án Tokyo hôm 12-9, một nhân viên của Công ty Asics chuyên sản xuất đồ, giày thể thao của Nhật cho biết anh kiện công ty vì phản đối quan niệm đàn ông phải đi làm, phụ nữ phải ở nhà.

Người đàn ông yêu cầu giấu tên do lo sợ trả thù. Đây là vụ một trong những vụ kiện đầu tiên về vấn đề này ở Nhật Bản.

Người đàn ông có 2 con trai 4 tuổi và 1 tuổi, ban đầu được chỉ định làm việc tại bộ phận kinh doanh và tiếp thị của Công ty Asics, nơi ông tiếp xúc với các vận động viên. Sau khi nghỉ phép làm cha lần đầu tiên vào năm 2015, ông được phân công về kho hàng. Sau đó, ông bị đau vai và được phân công sang công việc hiện tại mà ông cho rằng bị ép ngồi và ít làm việc hơn.

Công ty Asics phủ nhận hành vi sai trái, cho rằng việc thay đổi công việc của người đàn ông mà họ mộ tả như một nhân viên khó tính là để phù hợp nhất.

Kiện công ty gây phiền nhiễu sau khi nghỉ phép làm cha - Ảnh 1.

Nhân viên công sở vội vã tại nhà ga Shinagawa ở Tokyo hôm 17-8-2019. Ảnh: CNN

Đọc trong bài phát biểu, nguyên đơn cho biết chủ của ông kết tội không đúng việc ông không hợp tác. Ông cho rằng mình bị nhắm để cố làm đúng việc sai phạm tại công ty.

Ông muốn lấy lại công việc ban đầu và đề nghị bồi thường thiệt hại 4,4 triệu yên (gần 1 tỉ đồng).

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng trân trọng sự trung thành với công ty và làm việc trong nhiều giờ, đặc biệt là đối với các nhân viên nam.

Tuy nhiên, tỉ lệ sinh đang giảm ở quốc gia này đã khiến chính phủ xem xét việc thực hiện nghỉ phép làm cha mẹ bắt buộc ở phụ huynh. Số liệu cho thấy có rất ít ông bố người Nhật xin nghỉ phép làm cha, mặc dù luật cho phép.

Kiện công ty gây phiền nhiễu sau khi nghỉ phép làm cha - Ảnh 2.

Số liệu cho thấy có rất ít ông bố người Nhật xin nghỉ phép làm cha. Ảnh: Kyodo News

Nguyên đơn nói với các ông chủ của mình rằng ông muốn dành thời gian với gia đình và không phải làm thêm giờ.

Sau phần tóm tắt vụ việc, bên ngoài phòng xét xử, ông cho biết mình tin rằng con cái có quyền được nuôi dưỡng bởi cả bố và mẹ. Việc yêu cầu nhân viên hy sinh thời gian của gia đình là một mong đợi cổ hủ.

Ông Naoto Sasayama, luật sư của người cha, cho biết: "Chúng tôi muốn mang đến hy vọng cho tất cả những người cha muốn được nghỉ phép làm cha".

Minh Yến - (nld.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Thế Giới