Quỹ này được giám sát bởi hai luật sư Ken Feinberg và Camille S. Biros, sẽ bắt đầu tiếp nhận xử lý các trường hợp liên quan đến hai vụ tai nạn. Các gia đình nạn nhân sẽ không bị yêu cầu từ bỏ quyền kiện tụng trong điều kiện nhận bồi thường nói trên.
Hiện dòng máy bay 737 MAX vẫn bị cấm bay sau hai vụ rơi ở Ethiopia và Indonesia.
Một nhân viên của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia kiểm tra các mảnh vỡ từ chiếc máy bay của hãng Lion Air gặp nạn. Ảnh: Reuters
Quỹ này cho biết các đơn yêu cầu bồi thường phải được đóng dấu bưu điện trước ngày 31-12.
Luật sư Feinberg hôm 23-9 cho hay việc xác định người nhận bồi thường và đảm bảo rằng quỹ này sẽ an toàn và bảo mật là một thách thức thực sự vì các gia đình nạn nhân có thể ở 35 quốc gia.
Trong một tuyên bố mới đây, Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg cho biết công ty tiếp tục bày tỏ sự chia sẻ với nỗi mất mát của gia đình các nạn nhân trong 2 vụ tai nạn và việc mở quỹ này là một bước quan trọng trong nỗ lực giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng.
Boeing cũng tuyên bố hồi tháng 7 rằng họ dự định chi thêm 50 triệu USD để hỗ trợ giáo dục và tăng cường kinh tế trong các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Ít nhất một chục công ty luật đại diện cho gia đình của các nạn nhân trong vụ tai nạn của hãng hàng không Etopian đến từ 35 quốc gia khác nhau, bao gồm 9 công dân Mỹ và 19 người Canada đã nộp gần 100 đơn kiện chống lại hãng Boeing.
Người thân của các nạn nhân gặp nạn trên chuyến bay hãng Ethiopian Airlines trong buổi lễ tưởng niệm hồi tháng 3. Ảnh: Reuters
Hiện gia đình của khoảng 60 nạn nhân vẫn chưa nộp đơn kiện nhưng các luật sư của bên nguyên đơn ước tính số đơn kiện sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Hầu hết các vụ kiện không đưa ra số tiền bồi thường cụ thể nhưng một công ty luật cho biết các thân chủ của họ đang yêu cầu bồi thường hơn 1 tỉ USD.
Trong một diễn biến liên quan, Indonesia xác định lỗi thiết kế và sơ sót giám sát là yếu tố chính dẫn đến vụ rơi máy bay hồi tháng 10-2018. Bản dự thảo của các nhà điều tra Indonesia cũng cho rằng một chuỗi sai sót liên quan đến phi công và lỗi bảo trì là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn Lion Air khiến 189 người thiệt mạng.
Báo cáo này dự kiến là kết luận chính thức đầu tiên của chính phủ Indonesia về nguyên nhân máy bay rơi. Các nhà điều tra Indonesia cho biết báo cáo có thể sẽ được công bố vào tháng 11.