Bệnh nhân sau ca mổ.
Theo các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, trước đây những trường hợp tương tự, các bác sĩ phải cắt phần xương trên đùi để thay vào phần xương bị cắt đi. Nếu sử dụng phương pháp cũ, trục của chi sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng đến việc đi lại của bệnh nhân (BN) sau này, ngoài ra vết mổ lớn, BN sẽ bị mất máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Còn khi sử dụng kỹ thuật dùng mảnh ghép in 3D hợp kim Titan dạng tổ ong để thay thế sẽ dẫn dụ tế bào xương đi vào và sinh sôi, trở thành một vật thể của chính BN, sống một cách bền vững lâu dài. Sau một thời gian, BN sẽ thực hiện được chức năng đi lại bình thường.
Được biết, kỹ thuật in 3D được phát minh đầu tiên vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, với mục đích nhằm chế tạo nhanh những thiết kế nguyên mẫu. Hiện nay, kỹ thuật in 3D đã được đa dạng hóa, giúp tạo những vật thể với vật liệu đa dạng như nhựa nhiệt dẻo và polyme, kim loại và có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Ứng dụng của công nghệ in này vào y tế bắt đầu từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX. Nhưng chỉ trong sáu năm gần đây, công nghệ này mới bắt đầu bước vào đà phát triển vượt bậc và hiện nay được sử dụng hằng ngày tại các bệnh viện lớn trên thế giới.
Tại Việt Nam, năm 2019, Bệnh viện Xanh Pôn đã báo cáo hai trường hợp ghép xương đùi nhân tạo bằng kỹ thuật in 3D khuôn đúc kim loại để tạo mảnh ghép vật liệu PEEK. Tháng 3-2020, Bệnh viện K đã báo cáo trường hợp thay toàn bộ xương đùi qua ứng dụng thiết kế 3D khớp nhân tạo dạng module cấu tạo đặc điều trị bệnh nhân ung thư xương đùi.
MẠNH HẢO - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)