Những chứng cứ pháp lý trong tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Thứ ba, 15 Tháng 1 2019 10:23 (GMT+7)
So với các vụ án dân sự khác, việc chứng minh và trình bày các chứng cứ trong những vụ án về quyền sở hữu trí tuệ thường khó khăn hơn rất nhiều.

Theo quy định của Điều 79 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004, khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, “đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh” tương tự như trong các vụ án dân sự khác.

So với các vụ án dân sự, việc chứng minh chứng cứ trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phức tạp và khó khăn hơn nhiều

So với các vụ án dân sự, việc chứng minh chứng cứ trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phức tạp và khó khăn hơn nhiều

Tuy nhiên, việc chứng minh trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ thường khó khăn hơn rất nhiều so với các vụ án dân sự khác. Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, pháp luậtthừa nhận 9 nguồn chứng cứ mà đương sự được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ chứng minh của mình. Ngoài quy định chung này trong Bộ luật tố tụng dân sự, không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.

Trong các loại chứng cứ được quy định tại Khoản 17 Điều 1 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2011 về sửa đổi Điều 82 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, các nguồn sau đây có thể được sử dụng khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ: các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; kết quả định giá tài sản. Tuỳ từng loại tranh chấp cụ thể mà chứng cứ được sử dụng khác nhau, đương sự có thể đưa ra một hoặc một số loại chứng cứ.

1. Đối với tranh chấp về quyền tác giả, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ bao gồm:

- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin cấp. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là chứng cứ để chứng minh người có tên trong Giấy này là tác giả của tác phẩm. Trong trường hợp đương sự không làm thủ tục đăng ký tại Cục bản quyền tác giả, nếu muốn chứng minh là tác giả, đương sự phải chứng minh mình đã sáng tạo ra tác phẩm và sự sáng tạo đó đã được định hình dưới một hình thức vật chất;

- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện dưới hình thức: bài báo, sách, tạp chí, băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình… có nội dung vi phạm tác phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm;

- Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Toà án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ thừa kế quyền tác giả;

- Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm;

- Hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;

- Hợp đồng thuê biểu diễn nghệ thuật, hợp đồng tổ chức sản xuất chương trình văn hoá, nghệ thuật; hợp đồng sản xuất, phát hành băng ghi âm, ghi hình; hợp đồng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này;

 
Giấy chứng nhận bản quyền là một trong những chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
 

Giấy chứng nhận bản quyền là một trong những chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

- Hoá đơn thanh toán thù lao, nhuận bút trong trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền hưởng các khoản này của tác giả.

2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ bao gồm:

- Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được sử dụng để chứng minh người có tên trong văn bằng là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể là Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

- Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong trường hợp chứng minh ai là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;

- Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Toà án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;

- Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng li-xăng trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những hợp đồng này;

- Hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này;

Văn bản pháp luật quy định về chứng cứ trong giải quyết quyền sở hữu trí tuệ không nhiều

- Đơn và các giấy tờ khác chứng minh đã nộp đơn;

- Các hợp đồng, giấy tờ khác về việc mua bán, gửi giữ, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá/dịch vụ có gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trong trường hợp chứng minh hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Các hoá đơn, chứng từ hợp lệ;

- Danh mục nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng trong trường hợp chứng minh nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.

Bên cạnh đó, một số vật chứng cũng có thể được sử dụng trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Hàng hoá gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ; hàng hoá gắn đối tượng sở hữu công nghiệp bị coi là vi phạm; các khoản thu lợi bất chính…

Nguồn: Tuyết Trinh - (Vietq.vn)
T/h: Y Phương -(dongbang.vn)
Dịch vu hoang kim long trang chu

Bài viết mới nhất của Dich vụ tư vấn - Pháp luật