Chưa hết, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ cho biết thêm, trong số 10% đơn đăng kí đó, số đơn đăng ký thành công của người Việt chỉ chiếm 10 – 15%, trong khi của doanh nghiệp (DN) nước ngoài, tỷ lệ này là 50%.
Ông Bình phân tích, một trong những nguyên nhân dẫn dến tình trạng này là do đơn mô tả, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) của doanh nghiệp Việt Nam chưa hoàn thiện và khá sơ sài. Doanh nghiệp nước ngoài nộp đơn với bản mô tả rất chi tiết và hoàn chỉnh, bởi trước khi họ gửi hồ sơ đến Cục SHTT thì họ đã gửi đến văn phòng luật sư. Các văn phòng luật sư tiếp nhận những bản mô tả hoàn chỉnh này, họ chỉ cần dịch thuật, chỉnh sửa cho phù hợp với Luật của nước sở tại.
Ông Bình phân tích, một trong những nguyên nhân dẫn dến tình trạng này là do đơn mô tả, đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT) của doanh nghiệp Việt Nam chưa hoàn thiện và khá sơ sài. Doanh nghiệp nước ngoài nộp đơn với bản mô tả rất chi tiết và hoàn chỉnh, bởi trước khi họ gửi hồ sơ đến Cục SHTT thì họ đã gửi đến văn phòng luật sư. Các văn phòng luật sư tiếp nhận những bản mô tả hoàn chỉnh này, họ chỉ cần dịch thuật, chỉnh sửa cho phù hợp với Luật của nước sở tại.
Các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến việc đăng kí sở hữu trí tuệ. Ảnh minh họa: Thái Thuần/TTXVN
"Những bản mô tả của đơn đăng ký có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người đăng ký. Bản mô tả càng chi tiết, cụ thể và rõ ràng thì Cục càng bảo vệ cho người đăng ký nhiều hơn", ông Bình cho hay.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của SHTT. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa có chiều hướng thuyên giảm. Nhiều hàng hóa trong nước có uy tín bị làm giả, làm nhái. Điều này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, xâm phạm quyền của các chủ sở hữu, làm cho doanh nghiệp sụt giảm về doanh số và lợi nhuận.
Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức SHTT thế giới đã đưa ra những con số tính toán về giá trị của “vốn vô hình” trong chuỗi giá trị toàn cầu với gần 1/3 giá trị sản phẩm chế tạo được bán ra trên toàn cầu thông qua việc bảo hộ SHTT, thương hiệu, công nghệ và thiết kế.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, số lượng đơn đăng ký SHTT của doanh nghiệp tăng từ 7 -`15%. Mặc dù tình hình đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có nhiều doanh nghiệp có nhãn hiệu nhưng tự khai thác, chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dẫn đến không tránh được việc mất nhãn hiệu, khi xảy ra tranh chấp cũng không thể đòi lại được.
SHTT ở dạng vô hình nhưng lại tạo ra tài sản hữu hình cho doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần đăng ký để nhà nước có căn cứ bảo hộ cho nhãn hiệu, sản phẩm. 10 năm trước, thương hiệu cà phê Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu tại Mỹ, mặc dù sau đó đã có sự giúp đỡ để doanh nghiệp lấy lại nhãn hiệu, nhưng thực chất lúc đó đơn vị này vẫn chưa được công nhận SHTT tại Việt Nam.
“Dù là vốn vô hình cho các doanh nghiệp, SHTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng có giá trị, bởi hơn lúc nào hết, vốn vô hình này sẽ ngày càng quyết định rất quan trọng đến số phận và tài sản của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay”, một chuyên gia về thương hiệu nhận định.
Hiện nay, với việc ký kết FTA với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần trang bị và khắc phục những điểm yếu về SHTT để bảo vệ vốn vô hình của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phía các doanh nghiệp, rào cản khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đăng kí SHTT là tốn quá nhiều thời gian. Ông Đoàn Thanh Hòa, đại diện Công ty Karofi Việt Nam chia sẻ: Thời gian từ khi nộp đơn tới khi nhận bằng sáng chế là 2 năm. Đây là khoảng thời gian khá dài đối với những doanh nghiệp sáng tạo các mẫu mã sản phẩm như Karofi.
"Karofi luôn tự cải tiến sản phẩm 1 năm 2 lần. Các sản phẩm do Karofi sáng chế, khi mang các sản phẩm này đi đăng kí thì phải đợi đến 2 năm mới nhận được bằng. Trong khi đó, 2 - 3 tháng sau, ngoài thị trường đã có các sản phẩm “nhái” sản phẩm của Karofi. Khi nhận được bằng sáng chế thì bằng cũng không còn nhiều ý nghĩa. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý có biện pháp để các bên biết rằng sản phẩm của doanh nghiệp đang trong thời gian đăng kí bảo vệ SHTT", ông Hòa kiến nghị.
Không cần nhìn đâu xa, ngay tại Philippines, mọi đơn kiến nghị về SHTT phải được xử lý trong vòng 8 tháng. Tại nước bạn Lào và Campuchia cũng bắt đầu quan tâm mạnh mẽ công tác này. Việc nộp đơn rất thuận tiện và không phải dịch sang tiếng Khmer và chỉ mất 6 tháng để hoàn thành từ lúc tiếp nhận đơn đến cấp bằng sáng chế cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Viết Hồng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vina (Vina CHG), hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam là tiến bộ và tương thích với WTO và cả TPP. Đây là một bước tiến mới của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật SHTT nói riêng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc thực thi các luật này trong thực tiễn không tránh khỏi tình trạng lúng túng và thiếu hiệu quả.
"Hiện nay, chế tài của Luật SHTT mới dừng lại ở việc xử lý hành chính, mà thiếu hình sự. Trong khi đó, xử lý hành chính thì vẫn còn rườm rà. Để nâng cao hiệu quả thực thi, bản thân doanh nghiệp phải là đối tượng chủ động, vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy tự tạo ra một rào chắn bảo vệ quyền SHTT của doanh nghiệp mình, khi đó, doanh nghiệp có kêu cứu thì các cơ quan có liên quan mới có cơ sở để bảo vệ và hỗ trợ kịp thời", ông Hồng đề xuất.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của SHTT. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa có chiều hướng thuyên giảm. Nhiều hàng hóa trong nước có uy tín bị làm giả, làm nhái. Điều này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, xâm phạm quyền của các chủ sở hữu, làm cho doanh nghiệp sụt giảm về doanh số và lợi nhuận.
Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức SHTT thế giới đã đưa ra những con số tính toán về giá trị của “vốn vô hình” trong chuỗi giá trị toàn cầu với gần 1/3 giá trị sản phẩm chế tạo được bán ra trên toàn cầu thông qua việc bảo hộ SHTT, thương hiệu, công nghệ và thiết kế.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, số lượng đơn đăng ký SHTT của doanh nghiệp tăng từ 7 -`15%. Mặc dù tình hình đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có nhiều doanh nghiệp có nhãn hiệu nhưng tự khai thác, chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dẫn đến không tránh được việc mất nhãn hiệu, khi xảy ra tranh chấp cũng không thể đòi lại được.
SHTT ở dạng vô hình nhưng lại tạo ra tài sản hữu hình cho doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần đăng ký để nhà nước có căn cứ bảo hộ cho nhãn hiệu, sản phẩm. 10 năm trước, thương hiệu cà phê Trung Nguyên bị mất nhãn hiệu tại Mỹ, mặc dù sau đó đã có sự giúp đỡ để doanh nghiệp lấy lại nhãn hiệu, nhưng thực chất lúc đó đơn vị này vẫn chưa được công nhận SHTT tại Việt Nam.
“Dù là vốn vô hình cho các doanh nghiệp, SHTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng có giá trị, bởi hơn lúc nào hết, vốn vô hình này sẽ ngày càng quyết định rất quan trọng đến số phận và tài sản của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay”, một chuyên gia về thương hiệu nhận định.
Hiện nay, với việc ký kết FTA với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần trang bị và khắc phục những điểm yếu về SHTT để bảo vệ vốn vô hình của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phía các doanh nghiệp, rào cản khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đăng kí SHTT là tốn quá nhiều thời gian. Ông Đoàn Thanh Hòa, đại diện Công ty Karofi Việt Nam chia sẻ: Thời gian từ khi nộp đơn tới khi nhận bằng sáng chế là 2 năm. Đây là khoảng thời gian khá dài đối với những doanh nghiệp sáng tạo các mẫu mã sản phẩm như Karofi.
"Karofi luôn tự cải tiến sản phẩm 1 năm 2 lần. Các sản phẩm do Karofi sáng chế, khi mang các sản phẩm này đi đăng kí thì phải đợi đến 2 năm mới nhận được bằng. Trong khi đó, 2 - 3 tháng sau, ngoài thị trường đã có các sản phẩm “nhái” sản phẩm của Karofi. Khi nhận được bằng sáng chế thì bằng cũng không còn nhiều ý nghĩa. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý có biện pháp để các bên biết rằng sản phẩm của doanh nghiệp đang trong thời gian đăng kí bảo vệ SHTT", ông Hòa kiến nghị.
Không cần nhìn đâu xa, ngay tại Philippines, mọi đơn kiến nghị về SHTT phải được xử lý trong vòng 8 tháng. Tại nước bạn Lào và Campuchia cũng bắt đầu quan tâm mạnh mẽ công tác này. Việc nộp đơn rất thuận tiện và không phải dịch sang tiếng Khmer và chỉ mất 6 tháng để hoàn thành từ lúc tiếp nhận đơn đến cấp bằng sáng chế cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Viết Hồng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vina (Vina CHG), hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam là tiến bộ và tương thích với WTO và cả TPP. Đây là một bước tiến mới của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật SHTT nói riêng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc thực thi các luật này trong thực tiễn không tránh khỏi tình trạng lúng túng và thiếu hiệu quả.
"Hiện nay, chế tài của Luật SHTT mới dừng lại ở việc xử lý hành chính, mà thiếu hình sự. Trong khi đó, xử lý hành chính thì vẫn còn rườm rà. Để nâng cao hiệu quả thực thi, bản thân doanh nghiệp phải là đối tượng chủ động, vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy tự tạo ra một rào chắn bảo vệ quyền SHTT của doanh nghiệp mình, khi đó, doanh nghiệp có kêu cứu thì các cơ quan có liên quan mới có cơ sở để bảo vệ và hỗ trợ kịp thời", ông Hồng đề xuất.
Hoàng Dương/Báo Tin tức
T/h: Y Phương - (dongbang.vn)