Thái Bình nên tập trung vào loại hình du lịch thân thiện với môi trường
Nếu đưa khách đến thì phải "xắn tay áo" làm lại từ con số 0.
Phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường
Ngay sau chuyến khảo sát do Tổng cục Du lịch tổ chức về “Sản phẩm du lịch các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng phục vụ Năm du lịch 2020”, trong đó có Thái Bình, nhận thấy những tiềm năng có thể đưa khách đến, một sốdoanh nghiệp đã lập tức lên kế hoạch khảo sát lại để xây dựng chương trình tour.
Cách thủ đô Hà Nội 110km, cách Hải Phòng 70km và nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhưng du lịch Thái Bình thua xa 3 tỉnh/ thành phố trên. Dự kiến cả năm 2019, Thái Bình dự kiến đón hơn 800 nghìn lượt khách, tăng trưởng bình quân đạt 13,5%, tổng thu từ du lịch ước đạt 209 tỉ đồng.
Là tỉnh ven biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng, Thái Bình không có núi, tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu tập trung ở dải ven biển như: bãi biển Cồn Vành (Tiền Hải), bãi biển Cồn Đen, rừng ngập mặn Thuỵ Trường (Thái Thuỵ)… vàvùng sông ngòi, làng quê nông thôn với những giá trị du lịch riêng mà không phải địa phương nào cũng có.
Tỉnh này còn nổi bật với 2 di tích quốc gia đặc biệt làchùa Keo xã Duy Nhất (Vũ Thư) và khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà) cùng hơn 115 di tích được xếp hạng cấp quốc gia; 550 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và hàng trăm hội làng truyền thống; làng nghề truyền thống.
Đây là những tiềm năng, thế mạnh nổi bật để Thái Bình phát triển du lịch văn hóa tâm linh, phục vụ khách nội địa; mở rộng phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch làng nghề và du lịch nông nghiệp, nông thôn, cộng đồng, trải nghiệm để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường thu hút khách quốc tế. Phát triển những loại hình du lịch thân thiện với môi trường cũng đang làxu hướng chung của Việt Nam vàthế giới.
Muốn phát triển theo hướng bền vững, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, các điểm đến của Thái Bình cần hướng đến những giá trị văn hóa đặc sắc, sinh thái nguyên sơ. Việc đầu tư vào các dịch vụ để phục vụ khách du lịch tại các điểm đến cũng cần phải hết sức cẩn trọng. Ông Trương Hoàng Phương, Công ty TNHH Exotic Việt Nam thậm chí còn đầy ẩn ý khi cho rằng: “Không làm gìlàviệc lớn nhất màbạn làm cho du lịch rồi”, vìlo ngại những dự án xây dựng lớn, không theo quy hoạch hoặc không hoàn toàn theo mục đích phát triển du lịch sẽ làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của những điểm đến hiện nay.
Nên là một điểm dừng hấp dẫn
Bên cạnh đó, đại diện nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng cho rằng, với những thứ hiện đang có, Thái Bình chỉ nên là điểm dừng hấp dẫn trên tuyến du lịch Hà Nội/Ninh Bình đi Hạ Long/ Hải Phòng đã là tốt lắm rồi. Muốn phát triển du lịch, Thái Bình cũng cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng vàduyên hải Đông Bắc, đặc biệt làvới các trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình để phát huy lợi thế về du lịch cũng như tạo ra những giá trị, sản phẩm đặc trưng.
Thực tế hiện nay, rất ít công ty du lịch tổ chức tour riêng về Thái Bình, nếu có cũng chỉ có tour trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm. Tìm kiếm thông tin “Tour du lịch Thái Bình” trên Google cũng chủ yếu là một vài điểm đến đơn lẻ của Thái Bình chứ ít tour hoàn chỉnh. Phần lớn các kết quả tìm kiếm là các chương trình từ Thái Bình đi các tỉnh/ thành khác trong cả nước hoặc đi nước ngoài.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Công ty du lịch Vietnam Insolite Voyage chia sẻ: “Phần lớn, các sản phẩm của Thái Bình hiện nay đều quá mới với doanh nghiệp lữ hành cả nước hoặc chưa hình thành. Tỉnh cũng đang lúng túng trong việc chọn thị trường mục tiêu. Đáng ra trong cuộc khảo sát với gần 60 doanh nghiệp lữ hành khắp trong Nam ngoài Bắc, Thái Bình nên tận dụng để giới thiệu những điểm đến, những sản phẩm tiêu biểu nhất như chùa Keo, đền Trần hoặc các mô hình du lịch cộng đồng ở làng vườn Bách Thuận, trải nghiệm ở các làng nghề”.
Cũng có ý kiến nên xây dựng một bảo tàng lúa ở Thái Bình, ở đó mô phỏng lại đời sống ở nông thôn Bắc Bộ, châu thổ sông Hồng, các loại hình văn nghệ độc đáo như chèo, rối nước vàẩm thực độc đáo. Hoặc cũng có thể hình thành một Công viên làng nghề nơi các nghệ nhân trình diễn, các hộ dân bán sản phẩm thủ công truyền thống (mỗi địa phương phát triển một sản phẩm đặc thù- OCOP), khách được giao lưu với người dân vàđược tận tay làm công việc của một nông dân, một nghệ nhân.
Muốn phát triển du lịch bền vững, người dân địa phương phải là những chủ thể làm du lịch ở Thái Bình, tham gia trực tiếp vào công cuộc dịch vụ hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, gìn giữ giátrị văn hóa bao đời nay. Các cấp lãnh đạo phải gần dân hơn, lắng nghe dân hơn vàđưa ra những định hướng, chiến lược đúng đắn, mở rộng thu hút đầu tư du lịch.