Xã Tân Thành có diện tích tự nhiên gần 4.000ha, trong đó, đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 3.400ha. Trước đây, nông dân chủ yếu trồng lúa và mía vì Tân Thành là một trong những vùng nguyên liệu của các nhà máy đường trong tỉnh. Gần đây, giá mía xuống thấp, đa số nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt đẩy mạnh ƯDCNC trong sản xuất.
Nhân giống na Thái tại vườn cây giống của ông Lê Văn Thảo (ấp 3, xã Tân Thành)
Hiện nay, diện tích trồng na Thái của xã Tân Thành trên 40ha, đa số đều ƯDCNC, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Thành - Hồ Phước Hùng phấn khởi: “Hiện nay, phong trào nông dân liên kết và ƯDCNC trong sản xuất trên địa bàn xã đang diễn ra tích cực, đặc biệt là trồng cây na Thái vì thích hợp với thổ nhưỡng địa phương”.
Ngoài ra, nhiều nông dân chuyển đổi từ trồng mía sang thanh long ruột đỏ
Nông dân đang chăm sóc vườn thanh long 300 gốc tại xã Tân Thành
Nông dân đang chăm sóc vườn chanh không hạt cặp kênh T2
Bên cạnh đó, Tân Thành còn có diện tích mai vàng chuyên canh đạt 80ha, dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới. Trong ảnh: Thương lái thu mua mai tại nhà một nông dân ngụ tại ấp 4
Hệ thống tưới tự động và tưới nhỏ giọt áp dụng khá phổ biến tại nhiều vườn cây ăn trái tại xã
Kết cấu hạ tầng giao thông góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong ảnh: Đường giao thông nông thôn ấp 2, kết nối các trang trại, vườn cây với ĐT 818 tạo đà phát triển nông nghiệp ƯDCNC cho nông dân
Cầu qua kênh Bo Bo (ấp 3) chính thức đưa vào sử dụng, thuận tiện cho nông dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản
Xã Tân Thành có 1.700ha lúa tập trung tại ấp 1 và 2. Cây ăn quả và rau màu tập trung tại các ấp 3,4 và 5; trong đó có 635ha chanh, 192ha thanh long, gần 400ha mì, 17ha mít, 80ha mai vàng, 40ha na Thái (trong đó có 38ha ƯDCNC), 20ha khóm (6ha ƯDCNC). Ngoài ra, còn nhiều hecta thâm canh rau màu và trồng các loại cây ăn quả khác. Trước đây, diện tích trồng mía toàn xã là 800ha, nay đã chuyển đổi sang cây trồng khác, hiện chỉ còn 100ha./. |