Ứng dụng hệ thống tưới nước phun sương vào sản xuất cây giống. Ảnh: Nguyễn Hải
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Hiện tỉnh có 29.000ha trồng cây ăn trái, 73.000ha trồng dừa, 47.000ha nuôi trồng thủy sản và 65km bờ biển là điều kiện để hình thành vùng NN ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) để sản xuất 1 hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật. Trước mắt là phát triển các vùng sản xuất NN sạch tập trung ƯDCNC, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các khu công nghiệp chế biến, cung cấp sản phẩm nông sản cho thị trường xuất khẩu cũng như đáp ứng nhu cầu từ các thành phố lớn trong khu vực theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khóa IX.
Xây dựng các dự án NN ƯDCNC là dự án sản xuất NN phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau: Dự án đầu tư thực hiện trong Khu NN ƯDCNC đã được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập khu; Dự án trong vùng NN ƯDCNC đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận vùng; Dự án của doanh nghiệp (DN) NN ƯDCNC đã được Bộ NN và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận là DN NN ƯDCNC; Dự án áp dụng các công nghệ được tích hợp từ thành tựu KH&CN hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ NN và Phát triển nông thôn.
Lũy kế đến ngày 15-6-2020, có 4.709 DN, trong đó có 3.637 DN đang hoạt động nhưng chưa có DN NN ƯDCNC. Do đó, phát triển DN NN ƯDCNC là DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: ƯDCNC thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật Công nghệ cao để sản xuất sản phẩm NN.
Tạo ra sản phẩm NN có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm NN ƯDCNC của DN đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm. Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ƯDCNC, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm NN, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của ƯDCNC đạt ít nhất 2,5%.
Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm NN đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng
Tiếp sức lực bẩy có được từ việc hình thành vùng NN ƯDCNC; xây dựng chương trình, dự án NN ƯDCNC, NN sạch; phát triển DN NN ƯDCNC. Giải pháp lựa chọn tiếp theo là gói hỗ trợ DN nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng NN công nghệ cao. Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ. Mức hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ. Điều kiện hỗ trợ: DN có doanh thu năm trước tối thiểu bằng 10 lần mức hỗ trợ; Các bản quyền, công nghệ DN đề xuất mua phải phù hợp với định hướng phát triển sản xuất của DN đã đăng ký. Trường hợp đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng mức hỗ trợ; trường hợp không được áp dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng 50% mức hỗ trợ.
Hỗ trợ DN thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới. Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với dự án NN đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50% kinh phí đối với dự án NN ưu đãi đầu tư và dự án NN khuyến khích đầu tư nhưng không quá 1 tỷ đồng. Điều kiện hỗ trợ: Dự án sản xuất sản phẩm thử nghiệm, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có văn bản thống nhất của cơ quan quản lý khoa học thuộc cấp bộ hoặc UBND cấp tỉnh. Nhiệm vụ đề xuất hỗ trợ có nội dung phù hợp với định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của DN.
DN được giao toàn bộ quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sau khi các nhiệm vụ KH&CN được nghiệm thu và ưu tiên triển khai sản phẩm KH&CN: DN chủ trì đề tài KH&CN, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước chọn, tạo được giống cây trồng, vật nuôi. Khi kết thúc dự án nghiệm thu từ mức đạt trở lên được phép triển khai nhân rộng trong thời gian 3 năm kể từ khi kết thúc dự án nghiệm thu. DN chủ trì đề tài KH&CN, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra các sản phẩm mới được thị trường chấp nhận, khi kết thúc nhiệm vụ nghiệm thu từ mức đạt trở lên được phép triển khai nhân rộng trong thời gian 2 năm kể từ khi kết thúc dự án nghiệm thu. DN chủ trì đề tài KH&CN, dự án có sử dụng ngân sách nhà nước, có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, các kết quả kiểm nghiệm về tiêu chuẩn sản phẩm của DN được chấp nhận khi đăng ký lưu hành sản phẩm tại các cơ quan chức năng theo chuyên môn.
DN có dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô được hỗ trợ với mức hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án. Điều kiện hỗ trợ: Quy mô từ 1 triệu cây/năm trở lên. Trường hợp quy mô dự án tăng thì mức hỗ trợ tăng tương ứng nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án.
DN có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được UBND cấp tỉnh phê duyệt được hỗ trợ 70% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, cây giống nhưng không quá 3 tỷ đồng/dự án. DN đầu tư các khu, vùng, dự án NN ƯDCNC được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
TS. Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
Theo (baodongkhoi.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)