Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh và những bí ẩn chưa được giải mã

Thứ ba, 07 Tháng 4 2020 23:20 (GMT+7)
Lăng mộ kỳ bí của 13 hoàng đế nhà Minh không chỉ được xây dựng công phu mà còn sử dụng nhiều gỗ quý, gạch tốt có chất lượng hiếm thấy.
 
Quần thể lăng mộ xa hoa của 13 vị hoàng đế nhà Minh gọi là "Thập Tam Lăng", được xây dựng liên tục trong hơn 200 năm và trải rộng trên diện tích 40 km2 nằm ở chân núi Thiên Thọ (trước đó tên cũ là núi Hoàng Thổ), huyện Xương Bình, cách thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) khoảng 50km về phía Tây Bắc.
 
Lăng mộ của hoàng đế nhà Minh.
Lăng mộ của hoàng đế nhà Minh.
 
Với tầm vóc quy mô lớn cùng giá trị văn hóa lịch sử, nơi yên nghỉ của 13 vị hoàng đế nhà Minh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2003.
 
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 1.
Quần thể lăng mộ của 13 vị hoàng đế nhà Minh được xây dựng công phu. Ảnh: Thevintagenews
 
Thập Tam Lăng là khu lăng tẩm được xây dựng để làm nơi yên nghỉ cho 13 trong số 16 vị hoàng đế của nhà Minh (1368 – 1644) trong lịch sử Trung Hoa.
 
Kể từ lăng mộ đầu tiên của Vĩnh Lạc Đế (vị hoàng đế thứ 3 của nhà Minh) được xây dựng vào năm 1409 và lăng mộ cuối cùng vào năm 1644 (khi nhà Minh sụp đổ), quá trình xây dựng quần thể lăng tẩm quy mô lớn này của nhà Minh mất tới hơn 200 năm.
 
Theo đó, Thập Tam Lăng được xây dựng dựa theo thuật "phong thủy" (có liên quan chặt chẽ với Đạo giáo), một hệ thống triết học của Trung Quốc chú trọng tới sự hài hòa giữa yếu tố con người và môi trường thiên nhiên xung quanh.
Mỗi lăng mộ trong Thập Tam Lăng dường như được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, nhưng trên thực tế thì mỗi nơi yên nghỉ của các vị hoàng đế nhà Minh đều có vị trí được chọn một cách tỉ mỉ với chiến lược cụ thể và độ chính xác cao.
 
Lăng mộ xa hoa, sử dụng gỗ quý, gạch tốt hiếm có để xây dựng
Theo một số ghi chép lịch sử, tất cả các điện trong Thập Tam Lăng đều được xây dựng bằng gỗ nam mộc, một loại gỗ rất quý ở Trung Quốc. Cụ thể, trong triều đại nhà Minh có một nhóm người đặc biệt được lệnh đi tới các vùng ở phía nam Trung Quốc để thu thập loại gỗ quý hiếm và đắt đỏ này.
 
Ngoài ra, một vật liệu đặc biệt khác dùng để xây dựng, lát nền cho các điện trong Thập Tam Lăng đó là một loại gạch đặc biệt có nhiều ưu điểm vượt trội.
 
Mỗi viên gạch này đều được khắc một chữ "thọ" và có trọng lượng khoảng 25kg. Người ta nói rằng vào thời nhà Minh, một triệu viên gạch được yêu cầu sản xuất mỗi năm.
 
Đáng chú ý là để được chọn là cống phẩm vào triều đình thì mỗi viên gạch đều phải có chất lượng tốt, rắn chắc, có bề mặt mịn màng và phát ra âm thanh rõ ràng khi gõ vào. Tên của nơi sản xuất gạch và những vị quan phụ trách cũng được in lên trên mỗi viên gạch để sau đó tiến hành kiểm tra.
 
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 2.
 
Tranh vẽ mô phỏng Thập Tam Lăng. Ảnh: United States Library of Congress's Geography & Map Division
 
Vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh được chôn cất trong Thập Tam Lăng là Vĩnh Lạc Đế (mất năm 1424). Lăng mộ của ông được gọi là Trường Lăng, nơi yên nghỉ có quy mô lớn và đẹp nhất trong quần thể lăng tẩm này.
Hiện nay, chỉ có 3 lăng mộ thuộc quần thể này được mở cửa cho công chúng tham quan, đó là Trường Lăng của Vĩnh Lạc Đế, Chiêu Lăng của Long Khánh Đế (hoàng đế thứ 12), Định Lăng của Vạn Lịch Đế (hoàng đế thứ 13 của nhà Minh).
 
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 3.
Tượng hoàng đế Vĩnh Lạc trong Trường Lăng. Ảnh: Internet
 
Vĩnh Lạc là vị hoàng đế rất quan trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là người quyết định dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh, ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành (hay gọi là Cố Cung), công trình cung điện nổi tiếng của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
 
Trường Lăng của Vĩnh Lạc Đế được cho là công trình đã truyền cảm hứng cho việc xây dựng nhiều lăng mộ khác của nhà Minh trong Thập Tam Lăng. Ngoài các vị hoàng đế, quần thể lăng tẩm này cũng là nơi an táng nhiều vị hoàng hậu của nhà Minh.
 
Lăng mộ bị phong ấn
Mỗi lăng mộ đều được nằm trên một gò núi, hài cốt của hoàng đế và hoàng hậu nhà Minh được đặt trong một nằm trong hầm ngầm ở sâu bên bên dưới mặt đất. Những lăng mộ hoàng gia này đều đã bị phong ấn cẩn thận để tránh mộ tặc xâm phạm và cướp bóc.
 
Trong số 3 lăng mộ của nhà Minh được mở cửa cho công chúng vào tham quan có Định Lăng là được khai quật cách đây hơn 60 năm, thu được nhiều cổ vật quý giá, đồ trang sức,...
 
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 4.
Lối vào hầm mộ trong Định Lăng. Ảnh: Flickr
 
Cụ thể, theo trang Crystalinks, trong thời gian từ năm 1956-1958, một nhóm các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc, đứng đầu là nhà sử học Quách Mạt Nhược đã tiến hành một cuộc khai quật Định Lăng của hoàng đế Vạn Lịch (Minh Thần Tông Chu Dực Quân).
 
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 5.
 
Nhiều trang sức, cổ vật quý giá được tìm thấy trong Định Lăng, nơi an nghỉ của hoàng đế Vạch Lịch (hoàng đế thứ 13 của nhà Minh). Ảnh: Wikimedia Commons
 
Kết quả của cuộc khai quật cho thấy lăng mộ này còn nguyên vẹn với hàng ngàn đồ tơ tằm, trang phục, trang sức, đồ gốm, đồ tạo tác từ gỗ và sứ, ... và đặc biệt là hai cốt của hoàng đế Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu. Tuy nhiên, đáng tiếc là do điều kiện kỹ thuật vào thời điểm khai quật còn thiếu thốn nên nhiều văn vật quý giá đã bị hư hại nghiêm trọng.
 
Một đặc điểm kiến trúc ấn tượng của Thập Tam Lăng chính là Thần Đạo, con đường dài khoảng 7km dẫn vào các lăng mộ. Lối vào Thần Đạo là một cổng vòm lớn được xây dựng bằng đá vào năm 1540.
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 6.
Thần đạo dẫn tới các lăng mộ trong Thập Tam Lăng.
 
Ngoài ra, dọc hai bên của con đường này còn có nhiều bức tượng bằng đá chạm khắc hình người và động vật rất sinh động, bao gồm 12 tượng bá quan văn, võ trong triều và 24 tượng các loài động vật như voi, sư tử,...
 
Lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh: Khai quật sau 500 năm, cổ vật châu báu vẫn nguyên vẹn - Ảnh 7. 
Một bức tượng hình người dọc hai bên của Thần Đạo. Ảnh: Internet

 

 
Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt động vật bằng đá hay các bức tượng hình người ở phía trước các lăng mộ. Trong lịch sử Trung Hoa, ít nhất thì phong tục này này đã được tiến hành từ triều đại nhà Tần (221 TCN - 206 TCN).
 
Tuy nhiên, số lượng tượng đá hình người và động vật có nhiều thay đổi và điều này tùy thuộc vào mỗi triều đại. Cụ thể, trong triều Bắc Tống (960 -1279), nhiều bức tượng bằng đá của các vị quan văn, quan võ cùng các tượng động vật như voi, ngựa, bò,... được đặt ở trước các lăng mộ hoàng gia.
 
Trong khi đó, vào thời nhà Thanh, nhiều loài động vật được chế tác bằng đá như Kỳ Lân, voi, ngựa được đặt trước các những lăng mộ.
 
Theo link - (doanhnghiepvn.vn)
T/h: M.Phúc (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Độc lạ