Tạo sức bật cho ngành cao-su (Tiếp theo và hết)

Thứ ba, 17 Tháng 11 2020 07:39 (GMT+7)
Dây chuyền sản xuất bóng thể thao của Công ty cổ phần thể thao Ngôi sao Geru (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).
 
BÀI 2: Vượt thách thức trên nền tảng ba trụ cột
 
Không chỉ Việt Nam, ngành cao-su toàn cầu cũng đang đối mặt thách thức phát triển bền vững khi giá mủ cao-su thiên nhiên duy trì mức thấp trong thời gian dài tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập người lao động. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu công nhân nghiêm trọng do sự dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp. Các doanh nghiệp buộc phải có kế hoạch thay đổi mô hình tăng trưởng, tận dụng lợi thế, đa dạng hóa ngành nghề để tạo sức bật.
 
Ða dạng cực tăng trưởng ngành cao-su
 
Ðứng chân ở trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, các công ty cao-su như: Công ty TNHH MTV Cao-su Dầu Tiếng và Công ty cổ phần Cao-su Phước Hòa trên địa bàn tỉnh Bình Dương hay Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao-su Ðồng Nai ở tỉnh Ðồng Nai gặp không ít khó khăn trong công tác điều hành cũng như lập kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng, các đơn vị này đã biết “đẩy lùi nguy cơ”, “tận dụng thời cơ” để tái cơ cấu hoạt động, giữ vững đà tăng trưởng.
 
Tổng công ty Cao-su Ðồng Nai nằm trong khu vực sôi động phát triển các khu công nghiệp và các công trình giao thông trọng điểm quốc gia nên trong những năm qua, đơn vị này phải bàn giao một phần không nhỏ đất canh tác cao-su để thực hiện nhiều dự án. Năm 2020, tổng công ty bàn giao 1.800 ha cao-su thực hiện dự án Sân bay Long Thành. Trước đó, đơn vị đã giao 400 ha thực hiện dự án tái định cư. Dự kiến, trong 5 năm tới, tổng công ty sẽ bàn giao cho tỉnh thêm 5.000 ha đất nữa để làm dự án. Diện tích cao-su giảm xuống, nguồn nhân lực của tổng công ty lại thiếu hụt nghiêm trọng. Toàn đơn vị hiện có 4.500 lao động, trong đó lao động trực tiếp tại các vườn cây, nông trường là 3.600 người, thiếu từ 400 đến 500 lao động.
 
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao-su Ðồng Nai Ðỗ Minh Tuấn cho biết: “Trước những khó khăn nêu trên, tổng công ty áp dụng giải pháp chuyển từ chế độ cạo mủ nước sang cạo mủ đông đối với hai nông trường Cẩm Ðường và Ông Quế giúp tiết kiệm 30% lao động. Ngoài ra, chúng tôi tổ chức tuyển dụng, đào tạo thêm lao động từ Hà Giang vào. Ðể tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, đơn vị triển khai hàng loạt giải pháp như: Tổ chức sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa; tăng sản phẩm tinh chế; thay đổi cơ cấu sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường; quy hoạch chuyển đổi hàng nghìn ha đất cao-su sang đầu tư khu công nghiệp (KCN), làm nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất… Riêng định hướng cho 5 năm tới, Ðảng bộ Tổng công ty chuẩn bị kỹ lưỡng trong Nghị quyết Ðại hội vừa qua. Trong nghị quyết này có chi tiết hóa kế hoạch về công tác quy hoạch, các chỉ tiêu năng suất, tiền lương… Căn cứ vào đó, các nông trường bám sát triển khai thực hiện. Mục tiêu của chúng tôi trong 5 năm tới là sẽ thay đổi “cán cân” doanh thu. Doanh thu cao-su từ mức chiếm 70 đến 72% sẽ giảm còn 40 đến 45%, còn lại là các loại hình dịch vụ khác”.
 
Ðể khai thác và tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có, nhất là nguồn lực về đất đai, Công ty TNHH MTV Cao-su Dầu Tiếng đề ra chương trình “Nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2020-2025”. Theo Bí thư Ðảng ủy Công ty TNHH MTV Cao-su Dầu Tiếng Huỳnh Thị Cẩm Hồng: “Chương trình này nhằm cụ thể hóa Ðề án Chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với nhiệm vụ tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đầu tư theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) - đô thị - dịch vụ, cụm công nghiệp, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất, kinh doanh cao-su và giảm dần sự phụ thuộc các lĩnh vực không bền vững. Cụ thể, công ty quy hoạch lại diện tích trồng cao-su, tập trung phát triển các diện tích có năng suất cao. Ðưa năng suất bình quân lên hơn hai tấn/ha vào năm 2021 và duy trì năng suất này bền vững cho những năm tiếp theo. Trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công ty tiếp tục liên doanh với các đối tác giàu kinh nghiệm để phát triển các dự án. Ðến năm 2025, tổng quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 3.000 ha. Riêng trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng KCN, cụm công nghiệp, công ty phấn đấu đến năm 2025 có thể hoàn thành được hai KCN, bảy cụm công nghiệp và các khu dân cư phụ cận với diện tích khoảng 4.000 ha”.
 
Thực hiện chủ trương của tỉnh Bình Dương và Tập đoàn VRG, Công ty cổ phần Cao-su Phước Hòa sớm triển khai chuyển đổi đất cao-su kém hiệu quả sang đầu tư KCN. Chủ tịch HÐQT Công ty cổ phần Cao-su Phước Hòa Huỳnh Kim Nhựt khẳng định: “Việc chuyển đổi từ đất cao-su sang đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN mà cụ thể là KCN Tân Bình và KCN Nam Tân Uyên góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho những khu vực đất xấu, bạc màu, vườn cây già cỗi, đóng góp tích cực vào việc tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và chăm lo đời sống cho người lao động của công ty. Cụ thể, năm 2018, KCN Tân Bình chia cổ tức 15% mệnh giá giúp công ty Phước Hòa thu về 19,2 tỷ đồng. Năm 2019, KCN Tân Bình chia cổ tức 100% mệnh giá giúp cao-su Phước Hòa thu về 128 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc đầu tư hạ tầng KCN trên đất cao-su góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, tăng thu ngân sách cho địa phương…”.
 
Phát triển bền vững trên ba trụ cột
 
Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ VRG lần thứ chín (nhiệm kỳ 2020-2025) khẳng định: Phát triển tập đoàn trên nền tảng ba trụ cột: Kinh tế - Môi trường - Xã hội; thực hiện tốt chương trình phát triển bền vững, phát triển có trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường. Ðể triển khai chủ trương này, VRG đã xây dựng chương trình hành động 5 năm giai đoạn 2019 - 2024 và được ban hành tại Quyết định số 82/QÐ-HÐQTCSVN ngày 16-4-2019 của Hội đồng quản trị VRG.
 
Theo thành viên HÐQT VRG Hà Văn Khương: “Sự phát triển bền vững của VRG được đánh giá cao trong ngành cao-su Việt Nam với sự hài hòa, cân đối của ba trụ cột kinh tế - môi trường - xã hội. Về kinh tế, VRG là doanh nghiệp sản xuất cao-su thiên nhiên hàng đầu tại Việt Nam với hơn 410 nghìn ha rừng cao-su tại Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 80 nghìn lao động. Năm 2019, tổng doanh thu của đơn vị đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 4,65 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân toàn tập đoàn năm 2019 là 7,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,8% so với năm 2018. Ðây là nỗ lực rất lớn của VRG trong thời kỳ giá cao-su thấp vì kinh tế thế giới tăng trưởng chậm với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức”.
 
Về trách nhiệm bảo vệ môi trường, VRG quan tâm đến chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên trong vùng dự án cao-su. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của VRG là thực hiện các chứng chỉ quốc gia và quốc tế về quản lý rừng cao-su bền vững. Ðây là hoạt động nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, tăng hiệu quả kinh tế kết hợp với đa dạng sinh học và bảo vệ rừng. Cuối năm 2019, đã có hơn 11.400 ha của ba công ty thành viên tập đoàn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đầu tiên theo tiêu chuẩn của Hệ thống Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS). Ðến cuối năm 2020, sẽ có thêm 45.000 ha được cấp chứng chỉ VFCS và 100.000 ha có phương án quản lý rừng bền vững. Ðến năm 2022, 300.000 ha rừng cao-su của tập đoàn tại Việt Nam sẽ được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia VFCS và tiêu chuẩn quốc tế PEFC sau khi PEFC công nhận VFCS.
 
Về trách nhiệm xã hội, VRG được đánh giá là doanh nghiệp có trách nhiệm cao với xã hội và cộng đồng. Trong quá trình hoạt động, tập đoàn luôn bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp và người dân trong vùng dự án và khu vực lân cận, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện đời sống về văn hóa, xây dựng nhiều công trình an sinh xã hội như đường, điện, nhà ở cho công nhân, trường học, giếng nước sạch, công trình tôn giáo và cơ sở chăm sóc sức khỏe phục vụ người lao động và cộng đồng.
 
Cụ thể: Phấn đấu tăng trưởng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách bình quân từ 3 đến 5%/năm; thu nhập người lao động phấn đấu tăng tối thiểu 5%/năm; các chỉ tiêu chủ yếu 5 năm nhiệm kỳ 2020-2025: tăng từ 3 đến 5%/năm; tổng doanh thu 2020-2025 đạt từ: 25 nghìn đến 35 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách từ 15 nghìn đến 20 nghìn tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt từ 8.104.000 đến 8.598.000 đồng/người/tháng.
 
Chủ tịch HÐQT Tập đoàn VRG Trần Ngọc Thuận khẳng định: Phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm của ngành cao-su. Do đó, cần có sự thống nhất cả trong nhận thức và hành động của các cấp từ tập đoàn đến các đơn vị thành viên. Ba trụ cột phát triển bền vững phải được cụ thể hóa bằng chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng nhiệm kỳ và tầm nhìn nhiều kỳ. Ðồng thời, đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng xu thế phát triển, huy động mọi nguồn lực, đề ra những giải pháp hiệu quả, cùng chung sức, chung lòng, vượt qua mọi khó khăn.
 
NHÓM PHÓNG VIÊN CQTT TP HỒ CHÍ MINH - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Bao bì - Nhựa - Cao su

  • Nông dân đứng ngồi không yên vì cây cao su rụng lá bất thường
    Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã thu thập mẫu bệnh trên cây cao su gửi đi phân tích, giám định nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu
    Thứ tư, 24 Tháng 1 2024 00:33
  • 21 doanh nghiệp được chứng nhận nhãn hiệu “Cao su Việt Nam”
    Nhãn hiệu “Cao su Việt Nam” đã được đăng ký bảo hộ tại 5 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia
    Chủ nhật, 17 Tháng 12 2023 00:55
  • Kế hoạch lớn của ngành cao su
    Xanh hóa không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tạo được lợi thế trên thị trường
    Thứ hai, 06 Tháng 11 2023 01:47
  • Vì sao doanh nghiệp nhựa luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của đại gia Thái Lan?
    Mức tăng trưởng bình quân 2 con số trong 5 năm trở lại đây cùng với dư địa lớn để phát triển là những yếu tố cơ bản khiến các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của nhà đầu tư nước ngoài
    Thứ hai, 30 Tháng 10 2023 00:35
  • Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị “thôn tính”.
    In ấn và bao bì Việt Nam là ngành công nghiệp phụ trợ cho rất nhiều ngành kinh tế khác. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, ngành này có sự suy giảm trong năm 2023
    Thứ năm, 28 Tháng 9 2023 00:22
  • Nhựa Bình Minh bị phạt nặng về thuế
    Kê khai sai, kê khai không đúng về thuế qua nhiều năm nên Nhựa Bình Minh đã bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc khắc phục hậu quả với tổng số tiền lên đến 8,66 tỉ đồng.
    Thứ bảy, 23 Tháng 9 2023 00:28
  • Nhiều nước nhập khẩu thay đổi quy định về bao bì
    Ngày 22-12, tại TP HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Xu hướng mới trong đóng gói, bao bì - thị trường nội địa và xuất khẩu".
    Thứ sáu, 23 Tháng 12 2022 15:29
  • Xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD
    11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
    Thứ năm, 08 Tháng 12 2022 00:17
  • Phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam
    Cao su là ngành nông sản đầu tiên có nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu trọng điểm
    Thứ năm, 01 Tháng 9 2022 09:18
  • Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng
    Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, xu hướng ngành này năm 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.
    Thứ ba, 15 Tháng 3 2022 23:43
  • Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần
    Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần là một trong những giải pháp được đề xuất.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 14:59
  • Sản xuất gỗ cao su để xuất khẩu bền vững
    Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) thông tin, đang khởi động dự án 'Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)'.
    Thứ tư, 18 Tháng 11 2020 07:46
  • Tạo sức bật cho ngành cao-su
    Thứ hai, 16 Tháng 11 2020 07:29
  • Nhựa Tiền Phong - 60 năm vững bước tiên phong
    Cách đây 60 năm, ngày 19-5-1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - Nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam được cắt băng khánh thành. Cái tên “Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong” đã mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử giữa phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” của các em thiếu niên nhi đồng miền bắc với chủ trương của Nhà nước có một nhà máy chuyên sản xuất vật dụng đồ chơi bằng nhựa cho trẻ em. Những món đồ chơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam đánh dấu sự khai sinh và phát triển của ngành Nhựa Việt Nam lớn mạnh qua bao thăng trầm lịch sử.
    Thứ tư, 16 Tháng 9 2020 07:59
  • Ngành nhựa, cao su: Sẽ thêm nhiều đơn hàng
    Với mức tăng trưởng bình quân từ 12 - 15% mỗi năm, chiếm tỷ trọng GDP khoảng 6,7%... ngành công nghiệp nhựa và cao su của Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường.
    Thứ bảy, 09 Tháng 11 2019 22:10
  • Cao su Việt Nam tăng thị phần ở Trung Quốc
    Năm nay, Trung Quốc giảm lượng cao su nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, giúp cho thị phần của cao su Việt Nam tăng lên.
    Thứ tư, 06 Tháng 11 2019 22:43
  • Hơn 500 nhà cung cấp tham dự triển lãm ngành cao su, nhựa
    Sáng 3-10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su 2019 (VietnamPlas 2019) lần thứ 19 khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
    Thứ sáu, 04 Tháng 10 2019 10:47
  • Hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa
    Ngày nay, sử dụng túi nylon, hộp xốp, ly nhựa, ống hút… đã trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe con người. Tình trạng này càng thêm nguy hiểm hơn nếu rác thải nhựa, túi nylon không được ngăn chặn, hạn chế vứt, thải ra môi trường…
    Thứ năm, 29 Tháng 11 2018 10:38