Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng

Thứ ba, 15 Tháng 3 2022 23:43 (GMT+7)
Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, xu hướng ngành này năm 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.
 
Bức tranh nhiều màu sắc
Trong kết quả khảo sát của Vietnam Report mới đây về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao bì dưới tác động của đại dịch Covid-19 cho thấy một bức tranh nhiều màu sắc trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, với 37,5% doanh nghiệp cho rằng tình hình kinh doanh xấu đi một chút; 25% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng; 25% doanh nghiệp đánh giá tốt hơn một chút và 12,5% doanh nghiệp phản hồi tốt hơn nhiều.
 
 
Dây chuyền sản xuất các sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần bao bì Thuận Đức. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất các sản phẩm bao bì tại Công ty Cổ phần bao bì Thuận Đức. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
 
 
Trong năm 2021, bức tranh ngành bao bì là sự phân hóa theo nhóm ngành hàng và vật liệu đóng gói. Xét theo nhóm ngành hàng, các ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đến phân khúc bao bì đóng gói dược phẩm, thực phẩm đóng gói, dán nhãn chất khử trùng, bao bì xà phòng, chất tẩy rửa và nước rửa tay hiện có nhu cầu cao. Mặt khác, nhu cầu về bao bì cho các sản phẩm sang trọng và công nghiệp lại có xu hướng giảm.
 
Xét theo tính chất vật liệu, bao bì mềm là một trong những lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất do bao bì thực phẩm chiếm tỷ trọng cao, đang được duy trì tốt. Bao bì nhựa cứng cũng có sự phát triển tốt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhưng ở lĩnh vực khác bao gồm bao bì nhựa công nghiệp, đồ trang điểm/mỹ phẩm và hàng tiêu dùng khác đã gặp khó khăn hơn.
 
Do nhu cầu đóng gói các sản phẩm phụ trợ, phục vụ việc bán hàng online và phân phối trực tiếp cùng hoạt động xuất khẩu tăng trưởng, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử… giúp cho phân khúc giấy bao bì, hộp giấy, thùng carton có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Bao bì kim loại cũng ghi nhận những kết quả tích cực khi người tiêu dùng chuyển sang tích trữ thực phẩm lâu dài do hậu quả của đại dịch.
 
Bao bì thủy tinh đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa khách sạn và nhà hàng, và chỉ được bù đắp ở một mức độ nào đó bằng doanh số bán đồ uống thông qua bán lẻ cao hơn. Ở phân khúc cao cấp, bao bì thủy tinh đã bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm lớn về nhu cầu từ ngành mỹ phẩm như nước hoa.
 
Nhận định về triển vọng trong năm 2022, hơn 80% chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng, ngành bao bì sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng và có thể tăng trưởng hơn một chút so với năm 2021.
Nhiều động lực thúc đẩy ngành bao bì trong thời gian tới. Cụ thể, Việt Nam và nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp bao bì cũng chuyển sang chiến lược sống chung với Covid-19, nền kinh tế có nhiều triển vọng phục hồi trong năm 2022, cùng với đó là nhiều người có việc làm và mua nhiều hàng hóa tiêu dùng hơn sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng của ngành bao bì.
 
Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do như: EVFTA, CPTPP, RCEP được ký kết và đi vào hiệu lực sẽ tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu cho các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì như: nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến…, cùng với nhu cầu về bao bì chất lượng cao trên thế giới rất lớn như giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), điều đó mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành bao bì của Việt Nam.
 
Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Xu hướng sẽ chuyển về bao bì giấy
Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, các nhà sản xuất và nhập khẩu sản phẩm/hàng hóa có trách nhiệm đóng góp tài chính vào quỹ Bảo vệ môi trường nhằm mục đích để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
 
Theo đó, các nhà sản xuất và nhập khẩu phải có trách nhiệm tự kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải có kèm theo mẫu kê khai trước ngày 31/3 hàng năm. Đồng thời, các đơn vị này sẽ phải thực hiện nộp tiền đóng góp và hỗ trợ xử lý chất thải vào quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước thời điểm 20/4 hàng năm.
 
Như vậy, năm 2022 chính là mốc đầu tiên mà các nhà sản xuất và nhập khẩu tuân thủ và thực hiện trách nhiệm này. Do đó, các chuyên gia dự báo, xu hướng ngành bao bì 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.
 
Trong khi đó, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam dự báo, trong 5-10 năm tới, nhu cầu tiêu dùng bao bì giấy dự báo tăng trưởng 14%-18%/năm. Nguyên nhân do sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với bao bì làm từ sợi phù hợp với các mục tiêu bền vững của chủ sở hữu thương hiệu; sự điều tiết của chính sách môi trường là tập trung vào việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn; sự gia tăng doanh số thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch.
 
Để đón đầu cơ hội tăng trưởng thị trường, ngoài các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép trước năm 2020 và đang trong quá trình xây lắp máy, đến năm 2021 tại Việt Nam có nhiều dự án mới về giấy bao bì đã được cấp giấy phép đầu tư và bắt đầu triển khai xây dựng tại miền Nam như: Tập đoàn An Việt Phát tại Bình Phước với giai đoạn 1 công suất 500.000 tấn/năm; Công ty CP Đông Hải Bến Tre với công suất 200.000 tấn/năm; Công ty CP Thuận An tại Bình Phước với công suất 300.000 tấn/năm; Công ty Giấy AFC tại Bình Phước với công suất 100.000 tấn/năm; Công ty Packaging tại Vĩnh Phúc với tổ hợp giấy bao bì 870.000 tấn/năm;…
 
Năm 2022, dự kiến một số doanh nghiệp bắt đầu đưa dây chuyền vào sản xuất như: Công ty Linh Giang với công suất 15.000 tấn/năm; Công ty Xenlulo Quảng Bình với công suất 20.000 tấn/năm; Công ty BBP tại Phú Thọ với công suất 50.000 tấn/năm; Công ty Giấy Cheng Loong với công suất 350.000 tấn/năm; Công ty Giấy Tấn Hưng với công suất giấy tissue 15.000 tấn/năm…
 
Sự tăng đầu tư mở rộng sản xuất từ phía doanh nghiệp sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt là trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch, mà còn phục vụ xuất khẩu, và bắt "làn sóng" khi chủ sở hữu nhiều thương hiệu cải tiến việc ra mắt sản phẩm của họ trong thời kỳ bình thường tiếp theo.
 
Trước chủ trương của Chính phủ giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhằm hướng tới phát triển bền vững và vai trò triển khai chiến lược phát triển bền vững trong nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, có 40% doanh nghiệp bao bì trong khảo sát của Vietnam Report cũng lựa chọn thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua tăng sử dụng nguyên liệu có thể tái tạo và tái chế như thu gom bao bì giấy, xây dựng nhà máy tái chế; nâng cao công tác quản trị; liên kết hợp tác trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí thải carbon…
 
 
Tại Việt Nam, thống kê sơ bộ cho thấy bao bì đóng gói thực phẩm chiếm 30-50%; điện - điện tử chiếm 5-10%; hóa dược phẩm từ 5-10%. Sự phát triển của ngành hàng thực phẩm của Việt Nam là tác nhân thúc đẩy lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15-20%/năm, riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm và chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu ngành nhựa (38 - 39%).
 
 
 

Bài viết mới nhất của Ngành Bao bì - Nhựa - Cao su

  • Nông dân đứng ngồi không yên vì cây cao su rụng lá bất thường
    Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã thu thập mẫu bệnh trên cây cao su gửi đi phân tích, giám định nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu
    Thứ tư, 24 Tháng 1 2024 00:33
  • 21 doanh nghiệp được chứng nhận nhãn hiệu “Cao su Việt Nam”
    Nhãn hiệu “Cao su Việt Nam” đã được đăng ký bảo hộ tại 5 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia
    Chủ nhật, 17 Tháng 12 2023 00:55
  • Kế hoạch lớn của ngành cao su
    Xanh hóa không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tạo được lợi thế trên thị trường
    Thứ hai, 06 Tháng 11 2023 01:47
  • Vì sao doanh nghiệp nhựa luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của đại gia Thái Lan?
    Mức tăng trưởng bình quân 2 con số trong 5 năm trở lại đây cùng với dư địa lớn để phát triển là những yếu tố cơ bản khiến các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của nhà đầu tư nước ngoài
    Thứ hai, 30 Tháng 10 2023 00:35
  • Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị “thôn tính”.
    In ấn và bao bì Việt Nam là ngành công nghiệp phụ trợ cho rất nhiều ngành kinh tế khác. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, ngành này có sự suy giảm trong năm 2023
    Thứ năm, 28 Tháng 9 2023 00:22
  • Nhựa Bình Minh bị phạt nặng về thuế
    Kê khai sai, kê khai không đúng về thuế qua nhiều năm nên Nhựa Bình Minh đã bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc khắc phục hậu quả với tổng số tiền lên đến 8,66 tỉ đồng.
    Thứ bảy, 23 Tháng 9 2023 00:28
  • Nhiều nước nhập khẩu thay đổi quy định về bao bì
    Ngày 22-12, tại TP HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Xu hướng mới trong đóng gói, bao bì - thị trường nội địa và xuất khẩu".
    Thứ sáu, 23 Tháng 12 2022 15:29
  • Xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD
    11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
    Thứ năm, 08 Tháng 12 2022 00:17
  • Phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam
    Cao su là ngành nông sản đầu tiên có nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu trọng điểm
    Thứ năm, 01 Tháng 9 2022 09:18
  • Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần
    Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần là một trong những giải pháp được đề xuất.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 14:59
  • Sản xuất gỗ cao su để xuất khẩu bền vững
    Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) thông tin, đang khởi động dự án 'Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)'.
    Thứ tư, 18 Tháng 11 2020 07:46
  • Tạo sức bật cho ngành cao-su
    Thứ hai, 16 Tháng 11 2020 07:29
  • Nhựa Tiền Phong - 60 năm vững bước tiên phong
    Cách đây 60 năm, ngày 19-5-1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - Nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam được cắt băng khánh thành. Cái tên “Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong” đã mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử giữa phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” của các em thiếu niên nhi đồng miền bắc với chủ trương của Nhà nước có một nhà máy chuyên sản xuất vật dụng đồ chơi bằng nhựa cho trẻ em. Những món đồ chơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam đánh dấu sự khai sinh và phát triển của ngành Nhựa Việt Nam lớn mạnh qua bao thăng trầm lịch sử.
    Thứ tư, 16 Tháng 9 2020 07:59
  • Ngành nhựa, cao su: Sẽ thêm nhiều đơn hàng
    Với mức tăng trưởng bình quân từ 12 - 15% mỗi năm, chiếm tỷ trọng GDP khoảng 6,7%... ngành công nghiệp nhựa và cao su của Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường.
    Thứ bảy, 09 Tháng 11 2019 22:10
  • Cao su Việt Nam tăng thị phần ở Trung Quốc
    Năm nay, Trung Quốc giảm lượng cao su nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, giúp cho thị phần của cao su Việt Nam tăng lên.
    Thứ tư, 06 Tháng 11 2019 22:43
  • Hơn 500 nhà cung cấp tham dự triển lãm ngành cao su, nhựa
    Sáng 3-10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su 2019 (VietnamPlas 2019) lần thứ 19 khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
    Thứ sáu, 04 Tháng 10 2019 10:47
  • Hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa
    Ngày nay, sử dụng túi nylon, hộp xốp, ly nhựa, ống hút… đã trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe con người. Tình trạng này càng thêm nguy hiểm hơn nếu rác thải nhựa, túi nylon không được ngăn chặn, hạn chế vứt, thải ra môi trường…
    Thứ năm, 29 Tháng 11 2018 10:38