Hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

Thứ năm, 29 Tháng 11 2018 10:38 (GMT+7)
Ngày nay, sử dụng túi nylon, hộp xốp, ly nhựa, ống hút… đã trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe con người. Tình trạng này càng thêm nguy hiểm hơn nếu rác thải nhựa, túi nylon không được ngăn chặn, hạn chế vứt, thải ra môi trường…
TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA

Túi nylon là vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Từ đựng đồ, đi chợ mua rau, mua thịt, cho tới đựng rác... cũng được người dân sử dụng. Bởi, các sản phẩm này có nhiều ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp. Tuy nhiên, trong đó có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho rằng túi nylon làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân hủy hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng; đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon, sản phẩm nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người…

Phần lớn rác thải nhựa, túi nylon được thu gom, đốt tại các lò đốt rác trên địa bàn TP Cần Thơ.

Theo thống kê, mỗi ngày Việt Nam thải ra 18.000 tấn chất thải nhựa và túi nylon; hằng năm 1,8 tỉ tấn chất thải nhựa và túi nylon thải ra biển và Việt Nam đứng thứ 17 trên tổng số 109 quốc gia thải nhiều chất thải nhựa nhất thế giới. Riêng, ở TP Cần Thơ hằng ngày thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khoảng 690 tấn, trong đó rác thải nhựa, túi nylon chiếm từ 7 đến 10%. Điều này khiến giải pháp xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Bởi, rác thải nhựa, túi nylon phải mất thời gian phân hủy lâu, chi phí xử lý tốn kém. Quan trọng hơn là khả năng tái sử dụng lại bãi chôn lấp bị kéo dài trong khi thành phố đang rất thiếu quỹ đất dành cho xử lý chất thải. Mặt khác, nếu xử lý túi nylon bằng phương pháp đốt cũng không ổn vì túi nylon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc.

Bà Cao Thị Minh Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP Cần Thơ, cho biết: “Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi nylon, hộp đựng đồ ăn, cốc nhựa…) cùng với các chất gây ô nhiễm khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Chất thải nhựa trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội. Lượng rác thải nhựa, túi nylon phần lớn do thói quen sử dụng trong sinh hoạt của người dân và thải ra môi trường. Nếu chúng ta không cải thiện được thói quen tiêu dùng thì mọi gánh nặng về việc sử dụng túi nylon sẽ đổ dồn lên hoạt động thu gom và xử lý chất thải cho đơn vị chức năng...”.

NHIỀU GIẢI PHÁP XỬ LÝ

Thời gian qua, không chỉ trong sinh hoạt mà trong sản xuất cũng thải ra nhiều chất thải nhựa, gây ô nhiễm môi trường. Theo Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh - Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật TP Cần Thơ, hiện nay sản xuất nông nghiệp cũng sử dụng các sản phẩm từ nhựa, như: nhựa làm bầu cây ăn trái, bao bảo vệ trái, màng phủ nông nghiệp, che sáng, giàn leo, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên, nếu không quản lý, xử lý tốt sẽ có nhiều tác hại đối với đất, tích nhiệt lượng trong đất và là nơi tồn trú của côn trùng, nấm bệnh, cản trở rễ cây phát triển... Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật gây độc nguồn nước, tiêu diệt các sinh vật tự nhiên, thủy sản…

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh đưa ra giải pháp: “Để hạn chế tác hại từ nhựa đối với môi trường đất, nước, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để nông dân giảm dần sử dụng chất thải nhựa không phân hủy; cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về hạn chế sử dụng nhựa trong bao bì nông nghiệp; thay thế các đồ nhựa bằng các vật dụng sinh học hay tái sử dụng được như sử dụng lưới, bao bố, bầu cây bằng lá chuối, dùng rơm rạ để phủ đất; sậy, tre làm giàn trồng cây; quy định công ty sản xuất công cụ, bao bì nhựa có trách nhiệm thu hồi tái sử dụng rác nhựa… Từ đó lượng rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp sẽ được hạn chế”.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ cũng đưa ra kế hoạch tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố cắt giảm sử dụng nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và nylon; tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nylon, sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, sử dụng… Đồng thời, thành phố cũng tăng cường các giải pháp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên.

Siêu thị Co.opmart Cần Thơ cũng đã sử dụng túi bao bì tự hủy, túi môi trường canvas và túi xanh môi trường để bao gói hàng hóa cho khách hàng. Đây là sản phẩm có khả năng tái sử dụng nhiều lần và việc sử dụng túi bao bì tự hủy, túi môi trường canvas và túi xanh môi trường sẽ góp phần giảm phát thải bao bì nhựa vào môi trường. Thời gian tới, Siêu thị Co.opmart cũng yêu cầu các đối tác cung cấp hàng hóa giảm thiểu tối đa sử dụng bao bì nhựa trong đóng gói sản phẩm.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: “Rác thải nhựa và nylon đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Do đó, để hạn chế được loại chất thải này cần phải có cơ chế chính sách quản lý nhà nước; đồng thời các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm dần rác thải nhựa, túi nylon khó phân hủy, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường (túi bao bì giấy tự hủy), thu gom - tái chế rác thải nhựa khó phân hủy; sử dụng vật liệu đóng gói, gói quà sản phẩm bằng giấy... Đặc biệt, các cấp, các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng túi nylon, giảm ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa thời gian tới”.

Nguồn: Hà Văn - (baocantho.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Bao bì - Nhựa - Cao su

  • Nông dân đứng ngồi không yên vì cây cao su rụng lá bất thường
    Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã thu thập mẫu bệnh trên cây cao su gửi đi phân tích, giám định nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu
    Thứ tư, 24 Tháng 1 2024 00:33
  • 21 doanh nghiệp được chứng nhận nhãn hiệu “Cao su Việt Nam”
    Nhãn hiệu “Cao su Việt Nam” đã được đăng ký bảo hộ tại 5 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia
    Chủ nhật, 17 Tháng 12 2023 00:55
  • Kế hoạch lớn của ngành cao su
    Xanh hóa không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tạo được lợi thế trên thị trường
    Thứ hai, 06 Tháng 11 2023 01:47
  • Vì sao doanh nghiệp nhựa luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của đại gia Thái Lan?
    Mức tăng trưởng bình quân 2 con số trong 5 năm trở lại đây cùng với dư địa lớn để phát triển là những yếu tố cơ bản khiến các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của nhà đầu tư nước ngoài
    Thứ hai, 30 Tháng 10 2023 00:35
  • Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị “thôn tính”.
    In ấn và bao bì Việt Nam là ngành công nghiệp phụ trợ cho rất nhiều ngành kinh tế khác. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, ngành này có sự suy giảm trong năm 2023
    Thứ năm, 28 Tháng 9 2023 00:22
  • Nhựa Bình Minh bị phạt nặng về thuế
    Kê khai sai, kê khai không đúng về thuế qua nhiều năm nên Nhựa Bình Minh đã bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc khắc phục hậu quả với tổng số tiền lên đến 8,66 tỉ đồng.
    Thứ bảy, 23 Tháng 9 2023 00:28
  • Nhiều nước nhập khẩu thay đổi quy định về bao bì
    Ngày 22-12, tại TP HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Xu hướng mới trong đóng gói, bao bì - thị trường nội địa và xuất khẩu".
    Thứ sáu, 23 Tháng 12 2022 15:29
  • Xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD
    11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
    Thứ năm, 08 Tháng 12 2022 00:17
  • Phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam
    Cao su là ngành nông sản đầu tiên có nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu trọng điểm
    Thứ năm, 01 Tháng 9 2022 09:18
  • Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng
    Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, xu hướng ngành này năm 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.
    Thứ ba, 15 Tháng 3 2022 23:43
  • Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần
    Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần là một trong những giải pháp được đề xuất.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 14:59
  • Sản xuất gỗ cao su để xuất khẩu bền vững
    Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) thông tin, đang khởi động dự án 'Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)'.
    Thứ tư, 18 Tháng 11 2020 07:46
  • Tạo sức bật cho ngành cao-su
    Thứ hai, 16 Tháng 11 2020 07:29
  • Nhựa Tiền Phong - 60 năm vững bước tiên phong
    Cách đây 60 năm, ngày 19-5-1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - Nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam được cắt băng khánh thành. Cái tên “Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong” đã mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử giữa phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” của các em thiếu niên nhi đồng miền bắc với chủ trương của Nhà nước có một nhà máy chuyên sản xuất vật dụng đồ chơi bằng nhựa cho trẻ em. Những món đồ chơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam đánh dấu sự khai sinh và phát triển của ngành Nhựa Việt Nam lớn mạnh qua bao thăng trầm lịch sử.
    Thứ tư, 16 Tháng 9 2020 07:59
  • Ngành nhựa, cao su: Sẽ thêm nhiều đơn hàng
    Với mức tăng trưởng bình quân từ 12 - 15% mỗi năm, chiếm tỷ trọng GDP khoảng 6,7%... ngành công nghiệp nhựa và cao su của Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường.
    Thứ bảy, 09 Tháng 11 2019 22:10
  • Cao su Việt Nam tăng thị phần ở Trung Quốc
    Năm nay, Trung Quốc giảm lượng cao su nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, giúp cho thị phần của cao su Việt Nam tăng lên.
    Thứ tư, 06 Tháng 11 2019 22:43
  • Hơn 500 nhà cung cấp tham dự triển lãm ngành cao su, nhựa
    Sáng 3-10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su 2019 (VietnamPlas 2019) lần thứ 19 khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
    Thứ sáu, 04 Tháng 10 2019 10:47