Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo kết quả giám sát trên diện rộng do các cơ quan trung ương và 39/63 tỉnh/thành phố thực hiện cho thấy, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tiếp tục được kiểm soát tốt. Cụ thể, cơ quan chức năng đã không phát hiện mẫu nhiễm với chất cấm Salbutamol trong 145 mẫu thịt, 678 mẫu nước tiểu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ mẫu thịt các loại vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh chỉ là 1/418 mẫu, chiếm 0,24% (giảm so với 0,63% năm 2017); vi phạm chỉ tiêu vi sinh là 130/949 mẫu, chiếm 13,7% (giảm so với 26,7% năm 2017). Tỷ lệ mẫu rau, củ, quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 3/594 mẫu, chiếm 0,51% (giảm so với 0,6% năm 2017).
Trái với tình trạng giảm vi phạm kể trên, ở mặt hàng thủy sản, tỷ lệ mẫu thủy sản các loại vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 24/819 mẫu, chiếm 2,93%, tăng so với 0,89% năm 2017.
"Các cơ quan quản lý chuyên ngành Trung ương và địa phương đã tổ chức việc truy xuất, cảnh báo, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm" - ông Tiệp nhấn mạnh.
Trong quý 1, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương triển khai thanh, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Không chỉ giải quyết các sự cố gây mất an toàn thực phẩm trong nước, cơ quan chức năng còn tích cực giải quyết vướng mắc tại thị trường xuất khẩu.
Cụ thể như, tổ chức làm việc với các Đoàn thanh tra Nhật, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Saudi Arabia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản; triển khai các giải pháp tháo gỡ lệnh cấm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia; xử lý lô hàng cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm và giải quyết các vướng mắc, rào cản kỹ thuật nhằm duy trì và mở rộng xuất khẩu nông sản, thủy sản sang các thị trường EU, Canada, Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, các tháng còn lại của năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nhóm sản phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh, giết mổ nhỏ lẻ; việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông, thủy sản./.
Trái với tình trạng giảm vi phạm kể trên, ở mặt hàng thủy sản, tỷ lệ mẫu thủy sản các loại vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 24/819 mẫu, chiếm 2,93%, tăng so với 0,89% năm 2017.
"Các cơ quan quản lý chuyên ngành Trung ương và địa phương đã tổ chức việc truy xuất, cảnh báo, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm" - ông Tiệp nhấn mạnh.
Trong quý 1, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương triển khai thanh, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Không chỉ giải quyết các sự cố gây mất an toàn thực phẩm trong nước, cơ quan chức năng còn tích cực giải quyết vướng mắc tại thị trường xuất khẩu.
Cụ thể như, tổ chức làm việc với các Đoàn thanh tra Nhật, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Saudi Arabia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản; triển khai các giải pháp tháo gỡ lệnh cấm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia; xử lý lô hàng cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm và giải quyết các vướng mắc, rào cản kỹ thuật nhằm duy trì và mở rộng xuất khẩu nông sản, thủy sản sang các thị trường EU, Canada, Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, các tháng còn lại của năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nhóm sản phẩm tươi sống, đối tượng sản xuất kinh doanh, giết mổ nhỏ lẻ; việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông, thủy sản./.
Nguồn: THÀNH TRUNG - (TTXVN/VIETNAM+)
T/h: Tuyết Băng - (dongbang.vn)