Quy định công bố hợp quy thuốc thú y: Thế giới không làm, sao ta lại có?

Thứ tư, 27 Tháng 11 2019 11:07 (GMT+7)
Ngày 21/11, Hiệp hội Sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam (VVPA) đã quy tụ gần 70 doanh nghiệp để lấy ý kiến kiến nghị bãi bỏ quy định công bố hợp quy thuốc thú y - một quy định khiến nhiều DN gặp khó.
 
Khó khăn chồng khó khăn
Ông Bạch Quốc Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Thú y xanh Việt Nam vào thẳng vấn đề: “Chưa lúc nào làm doanh nghiệp khó như lúc này bởi chúng tôi đang phải gánh quá nhiều chi phí.
 
17-26-55_img_4084
Ông Bạch Quốc Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Thú y xanh Việt Nam.
 
Ví dụ như theo Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 05/VBHN-BKHCN ngày 28/8/2017 công bố về hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về dấu hợp quy, nếu thực hiện in dấu hợp quy theo quy định này sẽ gây tổn thất về kinh tế vô cùng lớn cho doanh nghiệp, bởi với sản phẩm sản xuất trong nước việc in dấu hợp quy theo quy định khiến doanh nghiệp phải hủy bỏ tất cả bao bì nhãn mác cũ, in lại nhãn mác mới có dấu hợp quy.
 
Chi phí thay đổi trục lô, nhãn mác rất cao, trong khi tất cả bao bì đã được in số đăng ký riêng cho từng sản phẩm, nhằm đảm bảo chắc chắn các doanh nghiệp đã tuân thủ qui trình đăng ký và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
 
Với các sản phẩm nhập khẩu đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành nhưng khi nhập khẩu, theo quy định, phải dán thêm dấu hợp quy hoặc yêu cầu nhà cung cấp in thêm dấu hợp quy cho riêng thị trường Việt Nam là điều không thể. Quy định cũng nói rõ, tất cả thuốc thú y chỉ được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices) đảm bảo sản xuất sản phẩm thú y đúng theo tiêu chuẩn đã đăng ký, chất lượng và an toàn khi sử dụng.
 
Cũng theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ KHCN thì hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm cùng với tần suất đánh giá giám sát ít nhất 12 tháng 1 lần, trong khi hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm là 5 năm, điều đó có nghĩa là trong khi sản phẩm còn thời hạn lưu hành thì doanh nghiệp phải thực hiện lại một lần nữa thủ tục công bố hợp quy, đó là một điểm bất cập và mâu thuẫn gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp”.
 
Ông Thắng còn đưa ra bảng phí kiểm nghiệm thông quan năm 2019: Phí hợp quy thuốc: 530 triệu đồng cho 200 mặt hàng; phí hợp quy vaccine: 152 triệu đồng cho 50 mặt hàng; phí kiểm nghiệm thuốc: 300 triệu đồng cho 200 mặt hàng; phí kiểm nghiệm vaccine: 800 triệu đồng cho 50 mặt hàng; phí trục lô: 1,4 tỷ đồng cho 70 mặt hàng….
 
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Giám đốc Công ty CP Thuốc thú y Trung ương 5 (Fivevet): 3,5 tỷ đồng ở trên vẫn chưa đúng bởi chúng tôi còn phải chi lớn hơn thế nữa. Nếu như người dân hưởng lợi từ chất lượng sản phẩm đó thì hết nhiều chi phí chúng tôi cũng cam lòng. Nhưng quy định này thì không khiến cho chất lượng sản phẩm được tốt lên.  
 
Thế giới không làm, sao ta lại có?
Đó cũng là băn khoăn của nhiều doanh nghiệp có mặt tại hội nghị. Đại diện Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco, Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Vetvaco… thì các sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu chưa thấy công ty nào có dấu hợp quy trên nhãn. Các công ty xuất khẩu đi các nước khác cũng không có yêu cầu dấu hợp quy mà chỉ yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng GMP.
 
Rồi nữa, 1 sản phẩm mất gần 2 năm từ lúc hoàn thành hồ sơ, gửi hồ sơ cấp phép, thành lập Hội đồng khoa học, kiểm nghiệm chất lượng… thì mới được lưu hành. Chưa được bao lâu thì lại có quy định này. Trên thị trường hiện có hơn 7.300 mặt hàng thuốc thú y đều đạt chuẩn theo quy chuẩn GMP, giờ lại xin tiếp cấp phép hợp chuẩn từ 3 đơn vị chỉ định thì đến bao giờ mới xong?
 
17-26-55_img_4079
BS Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam phát biểu.
 
Vượt chặng đường gần 1.700 km, bà Lê Thị Tuyết Nhung, Giám đốc Cty CPTM &SX thuốc thú y Thịnh Á có mặt tại hội nghị chỉ để nói đúng 1 câu: Nếu thông lệ quốc tế làm hợp quy về thuốc thú y thì ta làm. Thế giới không làm, sao ta lại có?
 
Chốt lại buổi lấy ý kiến, Chủ tịch Hiệp hội VVPA, bác sỹ thú y Hoàng Triều cho hay, toàn bộ ý kiến sẽ được tổng hợp rồi gửi cho Chính phủ, các cơ quan ban ngành xin ý kiến xem xét miễn bỏ quy định hợp chuẩn hợp quy nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi hiện nay.
NHƯ NGỌC - (nongnghiep.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Thuốc thú y - Thủy sản

  • Phổ biến quy định trong kinh doanh thuốc thú y thủy sản
    Ngày 27-12, tại Trung tâm Hội nghị - Tiệc cưới Toàn Thịnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền một số quy định trong kinh doanh thuốc thú y, thủy sản đến các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
    Thứ ba, 29 Tháng 12 2020 07:20
  • Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp
    Vật tư nông nghiệp nói chung và vật tư thủy sản nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững. Để kiểm soát chất lượng “đầu vào” cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Sóc Trăng và ngành chức năng đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh và hạn chế được rủi ro cho nông dân.
    Thứ tư, 17 Tháng 6 2020 07:21
  • Bạc Liêu có phòng xét nghiệm bệnh tôm tư nhân
    Ngày 2/9/2019, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại (SX&TM) Chiến Thắng - Bình Thuận khánh thành Văn phòng chi nhánh Bạc Liêu (đặt tại ấp Phước Thạnh 1, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi).
    Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:43
  • Gỡ “nút thắt” cơ chế, chủ động sản xuất vaccine
    Đánh giá về kết quả lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thương mại vaccine lở mồm long móng (LMLM) tuýp O, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đó là kết quả mĩ mãn của một quá trình dài tìm cách gỡ bỏ “điểm nghẽn” cơ chế, hướng tới việc chủ động nguồn vaccine trong tương lai.
    Thứ ba, 20 Tháng 11 2018 10:21
  • Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang được kiểm soát tốt
    Ngày 10/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị chuyền đề về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thông tin, trong quý 1 năm 2018, việc kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được thực hiện khá tốt, đồng thời tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh đã giảm rõ rệt.
    Thứ năm, 08 Tháng 11 2018 10:36