Những lợi ích của vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh trong xây dựng

Thứ sáu, 13 Tháng 12 2019 13:50 (GMT+7)
Kể từ khi được đưa vào sử dụng trong xây dựng năm 1938, cách nhiệt sợi thủy tinh vẫn là loại vật liệu ưu việt trong xây dựng thương mại và dân dụng. Trong những năm qua, vật liệu cách nhiệt từ sợi thủy tinh đã chứng tỏ được khả năng tiết kiệm năng lượng và tăng sự thoải mái cho người sử dụng trong các công trình xây dựng.

nhung loi ich cua vat lieu cach nhiet soi thuy tinh trong xay dung

Vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh (Ảnh: Internet).

Vật liệu cách nhiệt từ sợi thủy tinh được sử dụng cho các hốc tường, gác mái và các không gian mở trong tòa nhà. Vật liệu này có giá thành lắp đặt thấp hơn so với nhiều loại vật liệu cách nhiệt khác như bọt xenlulo…

Cách nhiệt sợi thủy tinh giúp các tòa nhà duy trì nhiệt độ mong muốn tốt hơn với hiệu suất cách nhiệt cao. Điều này giúp giảm chi phí năng lượng, bảo tồn các nguồn nhiên liệu không thể tái tạo và mang lại sự thoải mái trong ngôi nhà khi được sử dụng cùng với thiết bị sưởi ấm và làm mát có kích thước phù hợp.

Ngoài ra, cách nhiệt sợi thủy tinh cung cấp khả năng thiết kế linh hoạt. Có thể lắp đặt vật liệu này với số lượng lớn trong một số phần của tòa nhà để tăng hiệu suất cách nhiệt tổng thể bù cho các khu vực có giá trị nhiệt thấp hơn, chẳng hạn cho cửa sổ và cửa ra vào.

Các sản phẩm cách nhiệt sợi thủy tinh có giá trị R (giá trị cách nhiệt) từ R-8 đến R-40. Vì đây là vật liệu trơ không lắng, nên khi được lắp đặt đúng cách, cách nhiệt sợi thủy tinh sẽ duy trì giá trị R trong một thời gian dài.

Các thanh, cuộn cách nhiệt sợi thủy tinh phải được thiết kế với độ dày hợp lý để đạt được giá trị R mong muốn. Khi lắp đặt cần đảm bảo lấp đầy toàn bộ các hốc tường, không để tồn tại các khoảng trống hay lỗ rỗng.

Khi tiếp xúc với độ ẩm, sợi thủy tinh cách nhiệt không hấp thụ cũng không giữ nước. Do đó, khi lắp đặt cần đảm bảo độ khô ráo và sạch sẽ cho vật liệu để đạt được giá trị R nhất định.

Được làm từ cát và thủy tinh tái chế, vật liệu cách nhiệt sợi thủy tinh tự nhiên không dễ cháy và giữ được tuổi thọ của sản phẩm. Bên cạnh đó, vật liệu này còn có khả năng hấp thụ âm thanh tự nhiên, giúp giảm đáng kể việc truyền âm thanh qua trần, tường, sàn…

Vật liệu này có hàm lượng tái chế cao bởi thành phần chính là cát silic đây là nguồn tài nguyên dồi dào, giúp hạn chế những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.

Hà Đào - (baoxaydung.com.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Vật liệu xây dựng - Xây dựng