Kế hoạch lớn của ngành cao su

Thứ hai, 06 Tháng 11 2023 15:07 (GMT+7)
Xanh hóa không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội giúp các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tạo được lợi thế trên thị trường
 
Ông Nguyễn Văn Tược, Tổng giám đốc Công ty CP cao su Phước Hòa (Bình Dương, thuộc VRG), cho biết doanh nghiệp (DN) hiện quản lý 15.687 ha đất, trong đó diện tích cao su 15.084 ha, là một trong các đơn vị có diện tích lớn trong ngành cao su Việt Nam.
 
Đầu tư sớm cho các hạng mục phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, DN đã thu được nhiều thành quả. Trong đó, giá bán cao su luôn cao hơn thị trường từ 1-2 triệu đồng/tấn, cao nhất trong ngành và cao su Phước Hòa trở thành thương hiệu mạnh.
 
Theo ông Tược, ở vùng nguyên liệu, vườn cây cao su được trang bị các dụng cụ có thể tái sử dụng, hạn chế thải ra môi trường, vườn cây thông thoáng, bảo vệ động thực vật xung quanh; thuốc bảo vệ thực vật dùng đúng khuyến cáo, sử dụng thuốc gốc sinh học, tránh các chất độc hại và lao động trang bị bảo hộ đầy đủ khi làm việc.
 
Kế hoạch lớn của ngành cao su  - Ảnh 2.
Phát triển bền vững giúp cao su Phước Hòa trở thành thương hiệu mạnh trong ngành
 
Tại nhà máy chế biến, DN đầu tư công nghệ để 70% lượng nước quay lại sản xuất, giảm khai thác nước ngầm. Đặc biệt, từ năm 2013, nhà máy đã chuyển đổi cung cấp nhiệt lò xông từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sinh khối (biomass) bằng các phế liệu nông nghiệp như: vỏ cây, dăm gỗ, cành cây,… giúp giảm 30% chi phí nhiên liệu và làm tăng chất lượng cao su chế biến khi sản phẩm không bị ám khói, dầu.
 
Ông Tược thông tin thêm, hiện 3.000 ha cao su của DN quản lý đã có chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC.
 
Định hướng của DN đến năm 2030, toàn bộ 100% diện tích cao su khi đó (khoảng 5.000 ha) sẽ có chứng chỉ FSC. Ngoài ra, DN cũng hỗ trợ các hộ cao su tiểu điền quanh vùng trồng của DN cùng có chứng chỉ này.
 
Kế hoạch lớn của ngành cao su  - Ảnh 3.
Bên trong nhà máy nệm Đồng Phú
 
Tại Công ty CP cao su kỹ thuật Đồng Phú (nệm Đồng Phú) thuộc Công ty CP cao su Đồng Phú (Bình Phước, thành viên VRG), toàn bộ mái nhà máy được lắp hệ thống điện mặt trời tạo ra năng lượng xanh. Từ hệ thống này, DN tiết kiệm được 60% chi phí tiền điện cho sản xuất.
 
Theo ông Đàm Duy Thảo, Tổng giám đốc nệm Đồng Phú, hiện nhà máy đã thu hồi được 100% phụ phẩm sau sản xuất để xử lý bằng cách xay nhỏ, sấy khô cung cấp cho nhưng đơn vị sản xuất có yêu cầu chất lượng nguyên liệu thấp hơn nệm như: lốp xe, tấm lót thú cưng, tấm lót chống trượt trong nhà xưởng… giảm lượng rác thải ra môi trường. Tương lai công ty cũng sẽ đầu tư sản xuất từ nguyên liệu này để nâng cao thêm giá trị thay vì bán thô như hiện nay.
 
Cũng theo ông Thảo, sản phẩm của DN 100% cao su thiên nhiên nên thân thiện với môi trường, có thể tái chế và dễ dàng phân hủy khi thải ra môi trường nên là lợi thế lớn khi chào hàng sang những thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản khi đòi hỏi sản phẩm phải sản xuất xanh, nguyên liệu bền vững và mức độ an toàn cao.
 
Đặc biệt, DN có lợi thế nguyên liệu từ công ty mẹ - nơi vùng trồng đã có chứng chỉ bền vững nên có thể chủ động nhận những đơn hàng xuất khẩu lớn. Hiện tại, nệm Đồng Phú mới sử dụng được khoảng 20% nguyên liệu do công ty mẹ sản xuất ra nên dư địa tăng trưởng còn rất lớn.
 
Kế hoạch lớn của ngành cao su  - Ảnh 4.
KCN Tân Bình (Bình Dương)
 
Khu công nghiệp xanh
Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi từ diện tích cao su kém hiệu quả là một mảng mới nhiều tiềm năng của các DN cao su.
KCN Tân Bình (diện tích 240 ha tại Bình Dương) có 80% vốn góp của Công ty CP cao su Phước Hòa đạt Chứng nhận DN bền vững (CSI) do Hội đồng DN vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) cấp 4 năm liên tiếp (2019-2022).
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Tổng giám đốc DN cho biết KCN Tân Bình luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, phấn đấu trở thành một KCN xanh với những dự án phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này, ngay từ giai đoạn phê duyệt dự án, KCN đã thực hiện phân khu chức năng đối với các dự án đầu tư, phân bố cây xanh đạt tỉ lệ tiêu chuẩn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến khu vực dân cư lân cận. Các dự án thu hút đầu tư là những dự án có mức độ ô nhiễm thấp, tỉ lệ tái sử dụng chất thải công nghiệp cao, ít xả thải ra môi trường. Các DN trong KCN nhờ đó cũng có lợi thế hơn trong việc đàm phán đơn hàng khi thỏa mãn được các tiêu chí xanh.
KCN Tân Bình hiện đang mở rộng giai đoạn 2 với diện tích 997 ha cũng với định hướng khu công nghiệp xanh, ưu tiên thu hút các DN hiện hữu có kế hoạch mở rộng sản xuất và các DN vệ tinh, đối tác chiến lược của DN tạo nên một chuỗi cung ứng, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
 

Bài viết mới nhất của Ngành Bao bì - Nhựa - Cao su

  • Nông dân đứng ngồi không yên vì cây cao su rụng lá bất thường
    Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã thu thập mẫu bệnh trên cây cao su gửi đi phân tích, giám định nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu
    Thứ tư, 24 Tháng 1 2024 00:33
  • 21 doanh nghiệp được chứng nhận nhãn hiệu “Cao su Việt Nam”
    Nhãn hiệu “Cao su Việt Nam” đã được đăng ký bảo hộ tại 5 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia
    Chủ nhật, 17 Tháng 12 2023 00:55
  • Vì sao doanh nghiệp nhựa luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của đại gia Thái Lan?
    Mức tăng trưởng bình quân 2 con số trong 5 năm trở lại đây cùng với dư địa lớn để phát triển là những yếu tố cơ bản khiến các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của nhà đầu tư nước ngoài
    Thứ hai, 30 Tháng 10 2023 00:35
  • Hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn của Việt Nam bị “thôn tính”.
    In ấn và bao bì Việt Nam là ngành công nghiệp phụ trợ cho rất nhiều ngành kinh tế khác. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, ngành này có sự suy giảm trong năm 2023
    Thứ năm, 28 Tháng 9 2023 00:22
  • Nhựa Bình Minh bị phạt nặng về thuế
    Kê khai sai, kê khai không đúng về thuế qua nhiều năm nên Nhựa Bình Minh đã bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc khắc phục hậu quả với tổng số tiền lên đến 8,66 tỉ đồng.
    Thứ bảy, 23 Tháng 9 2023 00:28
  • Nhiều nước nhập khẩu thay đổi quy định về bao bì
    Ngày 22-12, tại TP HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Xu hướng mới trong đóng gói, bao bì - thị trường nội địa và xuất khẩu".
    Thứ sáu, 23 Tháng 12 2022 15:29
  • Xuất khẩu cao su 11 tháng năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD
    11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
    Thứ năm, 08 Tháng 12 2022 00:17
  • Phát triển thương hiệu ngành cao su Việt Nam
    Cao su là ngành nông sản đầu tiên có nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu trọng điểm
    Thứ năm, 01 Tháng 9 2022 09:18
  • Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng
    Dư địa tăng trưởng của ngành bao bì tại Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn lớn. Nhiều doanh nghiệp bao bì đã nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, xu hướng ngành này năm 2022 sẽ chuyển về bao bì giấy, nhất là ngành thực phẩm.
    Thứ ba, 15 Tháng 3 2022 23:43
  • Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần
    Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Hướng tới xây dựng Liên minh siêu thị giảm thiểu việc tiêu thụ túi nilon dùng một lần là một trong những giải pháp được đề xuất.
    Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 14:59
  • Sản xuất gỗ cao su để xuất khẩu bền vững
    Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) thông tin, đang khởi động dự án 'Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)'.
    Thứ tư, 18 Tháng 11 2020 07:46
  • Tạo sức bật cho ngành cao-su
    Thứ hai, 16 Tháng 11 2020 07:29
  • Nhựa Tiền Phong - 60 năm vững bước tiên phong
    Cách đây 60 năm, ngày 19-5-1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - Nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam được cắt băng khánh thành. Cái tên “Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong” đã mang đầy đủ ý nghĩa lịch sử giữa phong trào thi đua “kế hoạch nhỏ” của các em thiếu niên nhi đồng miền bắc với chủ trương của Nhà nước có một nhà máy chuyên sản xuất vật dụng đồ chơi bằng nhựa cho trẻ em. Những món đồ chơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam đánh dấu sự khai sinh và phát triển của ngành Nhựa Việt Nam lớn mạnh qua bao thăng trầm lịch sử.
    Thứ tư, 16 Tháng 9 2020 07:59
  • Ngành nhựa, cao su: Sẽ thêm nhiều đơn hàng
    Với mức tăng trưởng bình quân từ 12 - 15% mỗi năm, chiếm tỷ trọng GDP khoảng 6,7%... ngành công nghiệp nhựa và cao su của Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường.
    Thứ bảy, 09 Tháng 11 2019 22:10
  • Cao su Việt Nam tăng thị phần ở Trung Quốc
    Năm nay, Trung Quốc giảm lượng cao su nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, giúp cho thị phần của cao su Việt Nam tăng lên.
    Thứ tư, 06 Tháng 11 2019 22:43
  • Hơn 500 nhà cung cấp tham dự triển lãm ngành cao su, nhựa
    Sáng 3-10, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su 2019 (VietnamPlas 2019) lần thứ 19 khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
    Thứ sáu, 04 Tháng 10 2019 10:47
  • Hạn chế ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa
    Ngày nay, sử dụng túi nylon, hộp xốp, ly nhựa, ống hút… đã trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Có nhiều sản phẩm sử dụng một lần rồi thải ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe con người. Tình trạng này càng thêm nguy hiểm hơn nếu rác thải nhựa, túi nylon không được ngăn chặn, hạn chế vứt, thải ra môi trường…
    Thứ năm, 29 Tháng 11 2018 10:38