Trăn trở với làng nghề bánh tráng Tân Hồng

Thứ sáu, 22 Tháng 3 2019 09:47 (GMT+7)
Làng nghề làm bánh tráng truyền thống huyện Tân Hồng từ lâu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay làng nghề đang có dấu hiệu chững lại bởi chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm chưa đủ cạnh tranh được trên thị trường... Để làng nghề này phát triển, địa phương đang tìm những giải pháp, hướng đi mới phù hợp.

Người dân làng nghề mong được hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Làng nghề bánh tráng giúp người dân cải thiện thu nhập

Làng nghề bánh tráng Tân Hồng hình thành và tồn tại trên 50 năm, nhiều gia đình đã có 2 – 3 thế hệ gắn bó với nghề. Từ một vài lò bánh tráng lúc xưa, đến nay, toàn huyện có hơn 30 lò sản xuất bánh tráng thủ công, 1 tổ hợp tác bánh tráng, tập trung sản xuất nhiều tại các xã Bình Phú, Tân Hộ Cơ và thị trấn Sa Rài. Mỗi lò bánh tráng tạo việc làm cho khoảng 3 người với mức thu nhập từ 100.000 – 150.000 đồng/ngày.

Gia đình bà Đặng Thị Hồng ngụ khóm 2, thị trấn Sa Rài có 2 đời theo nghề làm bánh tráng. Bà Hồng cho biết, điểm thu hút với khách hàng chính là hương vị thơm ngon và độ béo của sản phẩm. Để học được nghề làm bánh tráng, trước tiên người theo nghề phải học cách pha chế bột, sau đó là công đoạn tráng rồi gỡ bánh. Các khâu này sẽ làm nên những chiếc bánh thơm ngon... Tuy nhiên, điều quan trọng hơn khiến người tiêu dùng phải lòng bánh tráng nơi đây còn là bí quyết gia truyền từ miền Trung, với cách kết hợp nguyên liệu từ bột mì, mè, dầu màu pha trộn”.

Theo bà Nguyễn Thị Hùng ngụ khóm 2, thị trấn Sa Rài, nhằm đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng, người dân làng nghề bánh tráng Tân Hồng còn linh hoạt sản xuất nhiều loại, kích cỡ bánh khác nhau. Có loại chuyên dùng trong các dịp lễ Tết, có loại dùng trong bữa ăn thường ngày với giá bánh phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Có dịp tiếp cận thực tế với các hộ sản xuất mới nhận thấy được nét độc đáo của nghề làm bánh tráng Tân Hồng. Một ngày làm việc của lò bánh tráng thường bắt đầu từ 1 giờ khuya và kết thúc khoảng 15 giờ chiều. Điểm thu hút đặc biệt hơn của làng nghề còn ở nghệ thuật nướng bánh, những chiếc bánh tráng dày, khô, phẳng phiu nhưng khi được những người thợ nướng lên thì óng lên màu vàng thơm, ngon; xếp chồng lên nhau lại vừa khít, không bị bể khi vận chuyển.

Ông Đinh Văn Dũng – Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Hồng đánh giá: “Ban đầu, nghề làm bánh tráng chỉ làm lúc rảnh rỗi nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao nên nhiều hộ chọn làm nghề chính để mưu sinh. Nhờ vào nghề này, nhiều người dân địa phương vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”.

Tìm hướng đi mới cho làng nghề

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Hồng, hiện nay nghề làm bánh tráng truyền thống trên địa bàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, sản xuất thủ công dựa vào kinh nghiệm, tập quán. Trước những thực trạng trên, làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Thay vì trước đây, có hàng trăm hộ theo nghề làm bánh tráng thì nay chỉ còn lại vài chục hộ đang sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Nga ngụ ấp Gò Da, xã Bình Phú cho biết: “Vài năm trở lại đây, sản phẩm bánh tráng gặp nhiều khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Nguyên nhân do sản xuất theo phương pháp thủ công nên giá thành cao. Vì vậy, người làm bánh tráng rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để sớm cải thiện sản xuất, nâng cao thu nhập”.

Là người theo nghề lâu năm, bà Trần Thị Huệ cùng ngụ ấp Gò Da chia sẻ: “Hiện tại, gia đình tôi cũng chỉ sản xuất cầm chừng. Trên địa bàn xã có rất nhiều người đã bỏ nghề đi làm công nhân, thu nhập cao hơn. Họ không chịu nổi cảnh ngày đêm cặm cụi bên lò bánh và chịu cái nắng oi ả khi phơi bánh”.

Theo ông Võ Văn Chên – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phú, khó khăn lớn nhất của làng nghề là sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao khi giá nguyên liệu tăng cao, công việc vất vả, đầu ra sản phẩm bấp bênh. Với mục tiêu sớm vực dậy làng nghề truyền thống, thời gian tới, địa phương sẽ cùng làm việc với các ngành huyện để có hướng hỗ trợ người dân trong việc cải tiến mẫu mã, đăng ký thương hiệu và tiếp cận vốn vay.

Chia sẻ về định hướng phát triển làng nghề, ông Đinh Văn Dũng – Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Hồng cho biết: “Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thực hiện hỗ trợ tạo lập và quản lý, phát triển các nhãn hiệu chủ lực, đặc thù địa phương giai đoạn 2019 – 2020. Từ đó, Phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ có những đề xuất hỗ trợ phát triển nhãn hiệu bánh tráng Tân Hồng.

Đồng thời, đề xuất nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ các cơ sở ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, địa phương sẽ hỗ trợ các cơ sở, hộ sản xuất tham gia các chương trình, hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm, tìm được đầu ra ổn định...”.

Khánh Phan - (baodongthap.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Thủ công - Mỹ nghệ

  • Ngắm kho cổ vật vô giá ở “làng Hoàng Sa”.
    Cổ vật ở "làng Hoàng Sa" nhiều đến mức hầu như nhà nào ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cũng có.
    Thứ hai, 19 Tháng 2 2024 00:42
  • Công ty Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị phạt 300 triệu đồng
    Khai thác cát vượt hơn 35.000 tấn so với công suất cho phép, Công ty Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt 300 triệu đồng.
    Thứ bảy, 26 Tháng 8 2023 00:29
  • Thúc đẩy hợp tác phát triển làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
    ổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị xuất khẩu.
    Thứ năm, 08 Tháng 12 2022 00:29
  • Làng nghề Bát Tràng tất bật làm hổ gốm phục vụ Tết Nhâm Dần 2022
    Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, những người thợ làng nghề Bát Tràng lại tất bật sản xuất mẫu hổ gốm với nhiều đường nét tỉ mỉ, công phu để mang ra thị trường phục vụ người dân đi mua sắm.
    Chủ nhật, 16 Tháng 1 2022 16:42
  • Để làng nghề Việt từ lũy tre làng vươn ra thế giới
    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm. Nhưng "Làm sao để làng nghề Việt từ lũy tre làng vươn ra thế giới?" thực sự vẫn là câu hỏi khiến các nhà quản lý, các doanh nghiệp và doanh nhân trăn trở.
    Thứ bảy, 25 Tháng 1 2020 15:23
  • Hà Nội: Điều kiện để được công nhận là làng nghề, nghề truyền thống năm 2020
    Điều kiện để được xét công nhận danh hiệu "Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" là nghề xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm, đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận; nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
    Chủ nhật, 19 Tháng 1 2020 23:12
  • Kiên Giang: Ở xứ bưng biền làm giàu bằng thứ cả làng vứt đi
    Ở xã vùng sâu Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng biết đến bà Huỳnh Kim Lam, chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam. Doanh nghiệp của bà đã tận dụng cọng lục bình, thứ bỏ đi của vùng đất bưng biền, qua bàn tay khéo léo của công nhân làm ra sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao.
    Thứ năm, 19 Tháng 12 2019 18:14
  • Ninh Bình: Phát huy thế mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
    Đi lên từ những thế mạnh của vùng đất cố đô, giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với các cấp, các ngành và sự đồng hành của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển khá. Tỉnh đã tập trung vào những ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững.
    Thứ hai, 18 Tháng 11 2019 23:00
  • Chàng thanh niên mê họa tranh bằng gáo dừa
    Chúng tôi đã rất ấn tượng khi đến xem phòng trưng bày gần 100 bức tranh độc đáo, đặc sắc bằng gáo dừa của họa sĩ trẻ Võ Quý Quốc (cựu sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế).
    Thứ hai, 14 Tháng 10 2019 11:14
  • Tập trung phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
    Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) được huyện Cao Lãnh xác định có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ cá thể sản xuất phát triển.
    Thứ hai, 23 Tháng 9 2019 10:45
  • "Thổi hồn" vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái
    Tưởng chừng không có giá trị thị trường nhưng với tài điêu khắc, ông Đặng Hồng Điểm (58 tuổi; ngụ hẻm 38, đường 3-2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã làm cho vỏ dừa khô đẹp, sắc sảo hơn và giá bán khá cao.
    Thứ hai, 02 Tháng 9 2019 11:33
  • An Giang: Sản phẩm mỹ nghệ cực tinh xảo của "phù thủy tre bông"
    Tre bông vốn là một loại tre quý vì trên thân có nhiều đốm bông lạ và đẹp mắt. Với tình yêu đặc biệt dành cho loài cây này, ông Võ Thành Viễn (TP.Long Xuyên, An Giang) đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và tạo ra hàng trăm tác phẩm đẹp mắt và tinh xảo.
    Thứ ba, 13 Tháng 8 2019 07:52
  • Tái sinh nghề đan lát ở làng Bao La
    Có lịch sử hơn 400 năm hình thành, nghề đan lát cùng với làng Bao La tồn tại và gắn bó khắng khít. Qua bao thăng trầm của thời đại cũng như những thách thức trong thời buổi kinh tế hội nhập, Bao La vẫn giữ vẹn lời hứa với tổ tiên về việc bảo tồn, duy trì cái nghiệp đan lát mà người xưa đã dày công tạo ra cho con cháu muôn đời.
    Thứ hai, 12 Tháng 8 2019 12:16
  • Long An đăng cai triển lãm Mỹ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 24
    Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 24 diễn ra từ ngày 08-17/8 tại Trung Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Long An (phường 2, TP.Tân An).
    Chủ nhật, 11 Tháng 8 2019 15:16
  • Làng nghề dệt chiếu, làm thớt tất bật chuẩn bị hàng Tết
    Còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đang “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kịp những đơn hàng cuối năm.
    Thứ sáu, 18 Tháng 1 2019 10:00
  • Làng nghề cũng phải 4.0
    Trong bối cảnh mới, các làng nghề cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.
    Thứ sáu, 23 Tháng 11 2018 09:56
  • Làng nghề dệt choàng tất bật phục vụ Tết
    Khoảng 2 năm trở lại đây, để tạo sự đa dạng, phong phú và tăng thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng, người dân làng nghề dệt choàng “trăm năm tuổi” xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự không ngừng cải tiến mẫu mã.
    Thứ ba, 20 Tháng 11 2018 09:44
  • Người duy nhất giữ hồn thổ cẩm Chăm ở An Giang tiết lộ lý do bất ngờ
    Đến cơ sở dệt thổ cẩm Chăm của ông Mohamad, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp truyền thống kết hợp với hiện đại, những người trong cơ sở này luôn thân thiện, gần gũi, mến khách.
    Thứ hai, 29 Tháng 10 2018 10:11
  • Làng nghề đan lọp tép Thới Mỹ
    Hằng năm, cứ tầm tháng 3 âm lịch trở đi, Tổ Nghề nghiệp đan lọp tép khu vực Thới Mỹ, phường Thới Long, quận Ô Môn bắt đầu hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong mùa nước nổi. Năm nay, nước lũ về sớm, khách hàng nhiều tỉnh đến Tổ Nghề nghiệp đan lọp tép khu vực Thới Mỹ đặt mua lọp tép với số lượng lớn, bán được giá cao nên các thành viên của Tổ rất phấn khởi.
    Thứ tư, 03 Tháng 10 2018 10:06
  • Nhộn nhịp thị trường ngư cụ đánh bắt thủy sản
    Theo dự báo, nước lũ năm nay sẽ về sớm và có nhiều khả năng cao hơn những năm trước. Hơn 1 tháng qua, các cơ sở sản xuất dụng cụ đánh bắt thủy sản thuộc địa bàn 2 huyện Lai Vung, Lấp Vò sôi động hẳn lên để đón con nước về, đón mùa lũ với hy vọng mưu sinh từ nghề kinh doanh dụng cụ đánh bắt thủy sản...
    Thứ tư, 29 Tháng 8 2018 09:44
  • Các làng nghề tất bật sản xuất ngư cụ đón lũ lớn miền Tây
    Thời điểm này, con nước đầu nguồn ở Campuchia đang đổ về cũng là thời điểm các làng nghề chuyên sản xuất ngư cụ ở miền Tây Nam bộ đang tất bật sản xuất nhiều sản phẩm để kịp cung cấp ra thị trường, phục vụ trong mùa lũ lớn.
    Thứ năm, 02 Tháng 8 2018 09:35
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 10:00
  • Hỗ trợ nghề may gia công phát triển
    Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) huyện Hồng Ngự, nghề may gia công tại các công ty, tổ hợp tác và may hộ gia đình đang phát triển mạnh trên địa bàn. Nhiều hộ dân đã chủ động mở cơ sở may gia công, lấy nguồn hàng từ TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... về thuê lao động (LĐ) tại địa phương làm, góp phần giải quyết việc làm cho LĐ nhàn rỗi, đặc biệt là phụ nữ nông thôn.
    Thứ tư, 20 Tháng 6 2018 10:09