"Thổi hồn" vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái

Thứ hai, 02 Tháng 9 2019 11:33 (GMT+7)
Tưởng chừng không có giá trị thị trường nhưng với tài điêu khắc, ông Đặng Hồng Điểm (58 tuổi; ngụ hẻm 38, đường 3-2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã làm cho vỏ dừa khô đẹp, sắc sảo hơn và giá bán khá cao.

Biến vỏ dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Vỏ dừa khô hay được người dân dùng để đựng bình trà, giữ cho trà luôn nóng là hình ảnh quen thuộc trong nhiều gia đình ở miền Tây. Nhưng không dừng lại ở công dụng này, ông Điểm đã làm cho vỏ dừa khô có tính nghệ thuật hơn và có giá trị kinh tế cao hơn bằng cách khắc hình rồng, phụng hoặc những tác phẩm theo yêu cầu của khách.

Ông Điểm chia sẻ: "Vào khoảng năm 1983, một lần tình cờ tôi ghé vào tiệm điêu khắc của ông thầy Tám Lý ở đường Phạm Ngụ Lão (phường An Hoà, quận Ninh Kiều). Nhìn những tác phẩm điêu khắc của thầy Lý, tôi vô cùng ngưỡng mộ và yêu thích nên tôi năn nỉ ông ấy nhận tôi làm "đệ tử" để học điêu khắc".

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 1.

Ông Đặng Hồng Điểm điêu khắc trên vỏ dừa khô chuẩn bị giao cho khách

Sau khi thành thạo nghề, ông Điểm đã quyết định thử tài của mình trên vỏ dừa khô vì ông muốn tạo ra tác phẩm trên chất liệu độc, lạ. "Thường sản phẩm nào cũng vậy, phải có cái "khác người" thì khách hàng mới tìm mua. Lúc đầu, những vỏ dừa khô được điêu khắc cũng kén khách nên tôi đã gửi sản phẩm ở các cửa hàng bán lẻ. Sau này, tôi có người quen ở TP HCM nên gửi sản phẩm lên đó, nào ngờ hàng bán rất chạy", ông Điểm nói.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 2.

Việc khắc trên vỏ dừa khô đòi hỏi sự tỉ mỉ

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 3.

Khi chọn dừa khô phải chọn loại lớn trái, tròn đều

Đa phần những vỏ dừa khô đều được ông Điểm khắc hình rồng hoặc phụng, hoa sen, 4 mùa xuân, hạ, thu, đông... Nếu khách có yêu cầu khắc hình gì thì ông khắc cái đó. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh cũng lắm công phu. Đầu tiên phải lựa chọn trái dừa khô tròn đều, lớn trái và để nơi khô ráo cho dừa lên mộng vì lúc này vỏ dừa cứng, dễ khắc hình vào. Tiếp đó thì canh khoảng 5 phân cắt phần đuôi trái để làm nắp đậy, còn phần thân sẽ được chạm khắc.

"Công đoạn gỡ phần gáo dừa phải thật tỉ mỉ sao cho lúc để bình trà vào là vừa vặn nhưng phải chừa lại một phần gáo dừa để vỏ bình không bị nứt khi khô", ông Điểm lưu ý.

Khi xong những công đoạn trên thì ông Điểm tiến hành vẽ phác họa hình thù lên thân dừa rồi dùng dao khắc. Ông Điểm cho biết: "Vỏ dừa khô có đặc điểm là vật liệu không cứng lại không mềm nên rất khó để khắc từng chi tiết. Vì vậy, khi tiến hành làm mình phải để ý rất kĩ chỗ nào khắc nét đậm, chỗ nào nét cạn hay nét uốn lượn". Vỏ dừa sau khi chạm khắc sẽ được đánh véc-ni, sơn và cuối cùng là phủ lớp sơn PU. Để hoàn thành một sản phẩm, ông Điểm thường mất khoảng 5 ngày.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 4.

Những trái dừa khô được canh đuôi trái khoảng 5 phân để cắt làm nắp đậy

Lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Hiện sản phẩm này không bán ở thị trường miền Tây mà được ông Điểm phân phối ở thị trường TP HCM. "Mỗi sản phẩm có giá từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng, tùy kích thước của vỏ dừa lớn hay nhỏ hoặc hình thù điêu khắc. Có thời điểm tôi bán trên thị trường mỗi năm chừng 100 cái nhưng bây giờ trung bình mỗi tháng tôi làm từ 4-5 cái thôi, vì có khách đặt mới làm. Thậm chí có Việt kiều còn mua đem đi nước ngoài. Tôi bảo đảm trái dừa khô đựng bình trà này xài hoài không hư", ông Điểm tự tin nói.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 5.

Tác phẩm sau khi được chạm khắc

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 6.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 7.

Những vỏ dừa khô được chạm khắc và sơn hoàn chỉnh

Biết ông Điểm làm sản phẩm độc đáo, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tài (60 tuổi; ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều) đã tìm đến và nhờ ông Điểm làm một vỏ dừa khô đựng bình trà 1 lít. Tuy nhiên, ông Điểm hẹn khách vào dịp khác vì hiện nay tìm vỏ dừa khô loại trái to để đựng loại bình trà như vậy không có.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 8.

Vỏ dừa khô được chạm khắc này đựng được bình trà nửa lít

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 9.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 10.

Thổi hồn vào vỏ dừa khô, bán 1,2 triệu đồng/cái - Ảnh 11.

Một số tác phẩm điêu khắc trên chất liệu khác của ông Điểm

Ngoài điêu khắc trên vỏ dừa khô, ông Điểm còn biến hóa tài của mình trên những vật liệu khác thành những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày trong nhà. Đó là những vỏ dừa khô được chạm thành hình con rắn để trồng hoa, hay gốc tre, gốc dừa được khắc lên những vị anh hùng dân tộc… Nghệ nhân này bày tỏ: "Giờ lớn tuổi, không còn khỏe để làm được như xưa nên tôi làm chủ yếu do khách đặt hàng. Lý do tôi chọn vỏ dừa khô, gốc tre, gốc dừa… để điêu khắc vì những thứ này gần gũi với đời sống và tôi cũng muốn lưu giữ nét văn hóa để con cháu sau này biết đến".

Bài và ảnh: Ca Linh - (nld.com.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Ngành Thủ công - Mỹ nghệ

  • Ngắm kho cổ vật vô giá ở “làng Hoàng Sa”.
    Cổ vật ở "làng Hoàng Sa" nhiều đến mức hầu như nhà nào ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cũng có.
    Thứ hai, 19 Tháng 2 2024 00:42
  • Công ty Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị phạt 300 triệu đồng
    Khai thác cát vượt hơn 35.000 tấn so với công suất cho phép, Công ty Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt 300 triệu đồng.
    Thứ bảy, 26 Tháng 8 2023 00:29
  • Thúc đẩy hợp tác phát triển làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
    ổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị xuất khẩu.
    Thứ năm, 08 Tháng 12 2022 00:29
  • Làng nghề Bát Tràng tất bật làm hổ gốm phục vụ Tết Nhâm Dần 2022
    Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, những người thợ làng nghề Bát Tràng lại tất bật sản xuất mẫu hổ gốm với nhiều đường nét tỉ mỉ, công phu để mang ra thị trường phục vụ người dân đi mua sắm.
    Chủ nhật, 16 Tháng 1 2022 16:42
  • Để làng nghề Việt từ lũy tre làng vươn ra thế giới
    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm. Nhưng "Làm sao để làng nghề Việt từ lũy tre làng vươn ra thế giới?" thực sự vẫn là câu hỏi khiến các nhà quản lý, các doanh nghiệp và doanh nhân trăn trở.
    Thứ bảy, 25 Tháng 1 2020 15:23
  • Hà Nội: Điều kiện để được công nhận là làng nghề, nghề truyền thống năm 2020
    Điều kiện để được xét công nhận danh hiệu "Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" là nghề xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm, đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận; nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
    Chủ nhật, 19 Tháng 1 2020 23:12
  • Kiên Giang: Ở xứ bưng biền làm giàu bằng thứ cả làng vứt đi
    Ở xã vùng sâu Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng biết đến bà Huỳnh Kim Lam, chủ Doanh nghiệp tư nhân Kim Lam. Doanh nghiệp của bà đã tận dụng cọng lục bình, thứ bỏ đi của vùng đất bưng biền, qua bàn tay khéo léo của công nhân làm ra sản phẩm mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao.
    Thứ năm, 19 Tháng 12 2019 18:14
  • Ninh Bình: Phát huy thế mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
    Đi lên từ những thế mạnh của vùng đất cố đô, giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với các cấp, các ngành và sự đồng hành của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển khá. Tỉnh đã tập trung vào những ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững.
    Thứ hai, 18 Tháng 11 2019 23:00
  • Chàng thanh niên mê họa tranh bằng gáo dừa
    Chúng tôi đã rất ấn tượng khi đến xem phòng trưng bày gần 100 bức tranh độc đáo, đặc sắc bằng gáo dừa của họa sĩ trẻ Võ Quý Quốc (cựu sinh viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế).
    Thứ hai, 14 Tháng 10 2019 11:14
  • Tập trung phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
    Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) được huyện Cao Lãnh xác định có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ cá thể sản xuất phát triển.
    Thứ hai, 23 Tháng 9 2019 10:45
  • An Giang: Sản phẩm mỹ nghệ cực tinh xảo của "phù thủy tre bông"
    Tre bông vốn là một loại tre quý vì trên thân có nhiều đốm bông lạ và đẹp mắt. Với tình yêu đặc biệt dành cho loài cây này, ông Võ Thành Viễn (TP.Long Xuyên, An Giang) đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và tạo ra hàng trăm tác phẩm đẹp mắt và tinh xảo.
    Thứ ba, 13 Tháng 8 2019 07:52
  • Tái sinh nghề đan lát ở làng Bao La
    Có lịch sử hơn 400 năm hình thành, nghề đan lát cùng với làng Bao La tồn tại và gắn bó khắng khít. Qua bao thăng trầm của thời đại cũng như những thách thức trong thời buổi kinh tế hội nhập, Bao La vẫn giữ vẹn lời hứa với tổ tiên về việc bảo tồn, duy trì cái nghiệp đan lát mà người xưa đã dày công tạo ra cho con cháu muôn đời.
    Thứ hai, 12 Tháng 8 2019 12:16
  • Long An đăng cai triển lãm Mỹ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 24
    Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 24 diễn ra từ ngày 08-17/8 tại Trung Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Long An (phường 2, TP.Tân An).
    Chủ nhật, 11 Tháng 8 2019 15:16
  • Trăn trở với làng nghề bánh tráng Tân Hồng
    Làng nghề làm bánh tráng truyền thống huyện Tân Hồng từ lâu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay làng nghề đang có dấu hiệu chững lại bởi chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm chưa đủ cạnh tranh được trên thị trường... Để làng nghề này phát triển, địa phương đang tìm những giải pháp, hướng đi mới phù hợp.
    Thứ sáu, 22 Tháng 3 2019 09:47
  • Làng nghề dệt chiếu, làm thớt tất bật chuẩn bị hàng Tết
    Còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đang “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kịp những đơn hàng cuối năm.
    Thứ sáu, 18 Tháng 1 2019 10:00
  • Làng nghề cũng phải 4.0
    Trong bối cảnh mới, các làng nghề cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.
    Thứ sáu, 23 Tháng 11 2018 09:56
  • Làng nghề dệt choàng tất bật phục vụ Tết
    Khoảng 2 năm trở lại đây, để tạo sự đa dạng, phong phú và tăng thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng, người dân làng nghề dệt choàng “trăm năm tuổi” xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự không ngừng cải tiến mẫu mã.
    Thứ ba, 20 Tháng 11 2018 09:44
  • Người duy nhất giữ hồn thổ cẩm Chăm ở An Giang tiết lộ lý do bất ngờ
    Đến cơ sở dệt thổ cẩm Chăm của ông Mohamad, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp truyền thống kết hợp với hiện đại, những người trong cơ sở này luôn thân thiện, gần gũi, mến khách.
    Thứ hai, 29 Tháng 10 2018 10:11
  • Làng nghề đan lọp tép Thới Mỹ
    Hằng năm, cứ tầm tháng 3 âm lịch trở đi, Tổ Nghề nghiệp đan lọp tép khu vực Thới Mỹ, phường Thới Long, quận Ô Môn bắt đầu hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong mùa nước nổi. Năm nay, nước lũ về sớm, khách hàng nhiều tỉnh đến Tổ Nghề nghiệp đan lọp tép khu vực Thới Mỹ đặt mua lọp tép với số lượng lớn, bán được giá cao nên các thành viên của Tổ rất phấn khởi.
    Thứ tư, 03 Tháng 10 2018 10:06
  • Nhộn nhịp thị trường ngư cụ đánh bắt thủy sản
    Theo dự báo, nước lũ năm nay sẽ về sớm và có nhiều khả năng cao hơn những năm trước. Hơn 1 tháng qua, các cơ sở sản xuất dụng cụ đánh bắt thủy sản thuộc địa bàn 2 huyện Lai Vung, Lấp Vò sôi động hẳn lên để đón con nước về, đón mùa lũ với hy vọng mưu sinh từ nghề kinh doanh dụng cụ đánh bắt thủy sản...
    Thứ tư, 29 Tháng 8 2018 09:44
  • Các làng nghề tất bật sản xuất ngư cụ đón lũ lớn miền Tây
    Thời điểm này, con nước đầu nguồn ở Campuchia đang đổ về cũng là thời điểm các làng nghề chuyên sản xuất ngư cụ ở miền Tây Nam bộ đang tất bật sản xuất nhiều sản phẩm để kịp cung cấp ra thị trường, phục vụ trong mùa lũ lớn.
    Thứ năm, 02 Tháng 8 2018 09:35
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 10:00
  • Hỗ trợ nghề may gia công phát triển
    Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) huyện Hồng Ngự, nghề may gia công tại các công ty, tổ hợp tác và may hộ gia đình đang phát triển mạnh trên địa bàn. Nhiều hộ dân đã chủ động mở cơ sở may gia công, lấy nguồn hàng từ TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... về thuê lao động (LĐ) tại địa phương làm, góp phần giải quyết việc làm cho LĐ nhàn rỗi, đặc biệt là phụ nữ nông thôn.
    Thứ tư, 20 Tháng 6 2018 10:09