Tân cử nhân, kỹ sư Trường đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh minh họa: HUST)
Theo đó, Dự thảo đưa ra các trường hợp văn văn bằng được công nhận. Thứ nhất, văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận. Chương trình giáo dục đó phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng;
Trường hợp thứ hai, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định.
Thứ ba, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định.
Bên cạnh đó, theo Dự thảo, đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa (bao gồm cả chương trình đào tạo trực tuyến và chương trình tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến) chỉ được công nhận khi chương trình giáo dục từ xa đó được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước mà cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Dự thảo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đóng góp đến ngày 3-3.
HOA LÊ - (nhandan.com.vn)
T/h: H.Phong - (dongbang.vn)