Giảng viên Trường Đại học Mở TPHCM đang online trao đổi, giải đáp cho sinh viên
Nỗ lực đảm bảo chương trình học cho sinh viên
Từ sau Tết Canh Tý đến nay, sinh viên không đến lớp, giảng viên không đến trường giảng dạy nên thu nhập sụt giảm đáng kể. TS Nguyễn Đình Khiêm, Trường Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành, cho biết trường không dạy tập trung nhưng giảng viên vẫn phải dạy trực tuyến. Việc dạy trực tuyến dù chưa quen, thậm chí rất cực, nhưng giảng viên vẫn phải nỗ lực tham gia tập huấn, thiết kế bài giảng, trao đổi online thường xuyên để giải đáp thắc mắc cho sinh viên. “Nói thật, hơn 2 tháng nay thu nhập giảm rất nhiều nhưng đó là thực trạng chung cả nước trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên chúng tôi cũng rất chia sẻ với nhà trường. Hơn nữa, sinh viên và kinh tế gia đình của các em cũng bị ảnh hưởng nhiều, nên dù phải làm việc nhiều trong khi thu nhập giảm nhưng chúng tôi hoàn toàn chấp nhận, miễn là đảm bảo chương trình học cho sinh viên”, TS Nguyễn Đình Khiêm chia sẻ.
Th.S Đỗ Văn Khoa, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2 TPHCM, nói thêm: “Những ai “chạy sô” thu nhập còn giảm nhiều nữa vì đâu có lớp, đâu có giờ giảng mà có thu nhập. Nhưng dù thu nhập giảm, lương cơ bản vẫn được nhà trường duy trì cũng đã vui rồi. Vui hơn là sinh viên vẫn được duy trì liên lạc tương tác với nhà trường, việc học không bị gián đoạn, sức khỏe vẫn đảm bảo”. Còn PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TPHCM, cho biết ngoài việc nguồn thu của trường bị giảm, trường còn phải cắt giảm 8% kinh phí nghiên cứu khoa học để đầu tư cho dạy trực tuyến nhằm đảm bảo việc học của sinh viên. Trước tình thế khó khăn như vậy, thu nhập giảm nhưng nhiều giảng viên phải làm việc rất nhiều, thậm chí nhiều hơn cả dạy truyền thống, để làm sao cho bài giảng trực tuyến vẫn đảm bảo chất lượng. Không chỉ dạy, giảng viên còn phải thường xuyên tương tác để trao đổi, giải đáp những thắc mắc của sinh viên. “Nhà trường đã cố gắng, giảng viên đã nỗ lực nên dù học online còn mới mẻ, nhưng sinh viên năng động, chủ động và nêu cao tinh thần tự học thì chắc chắn kết quả học tập sẽ rất tốt”, PGS-TS Trần Hoàng Hải nhấn mạnh.
Cùng vượt khó
Theo PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, sinh viên không đến trường không có nghĩa là nghỉ học, nên việc giảng dạy vẫn phải tiếp tục. Việc dạy - học trực tuyến còn rất mới, nên giảng viên còn cực hơn cả dạy truyền thống là giảng bài trực tiếp. Các giảng viên phải đi “học” cách dạy trực tuyến, cách thiết kế bài giảng trực tuyến, thường online để trao đổi với sinh viên. Chưa hết, phần lớn giảng viên cũng giống mọi gia đình khác là có con cái học phổ thông đang nghỉ ở nhà, phải vừa lo việc trường, việc nhà, việc con cái… nên càng vất vả. “Trước tình cảnh đó, các giảng viên phải chia sẻ cho nhau, người này choàng gánh việc của người khác và ngược lại. Đồng thời, nhà trường cũng hết sức thông cảm và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên”, PGS-TS Hồ Thanh Phong cho biết.
Từ sau Tết Canh Tý đến nay, sinh viên không đến lớp, giảng viên không đến trường giảng dạy nên thu nhập sụt giảm đáng kể. TS Nguyễn Đình Khiêm, Trường Đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành, cho biết trường không dạy tập trung nhưng giảng viên vẫn phải dạy trực tuyến. Việc dạy trực tuyến dù chưa quen, thậm chí rất cực, nhưng giảng viên vẫn phải nỗ lực tham gia tập huấn, thiết kế bài giảng, trao đổi online thường xuyên để giải đáp thắc mắc cho sinh viên. “Nói thật, hơn 2 tháng nay thu nhập giảm rất nhiều nhưng đó là thực trạng chung cả nước trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên chúng tôi cũng rất chia sẻ với nhà trường. Hơn nữa, sinh viên và kinh tế gia đình của các em cũng bị ảnh hưởng nhiều, nên dù phải làm việc nhiều trong khi thu nhập giảm nhưng chúng tôi hoàn toàn chấp nhận, miễn là đảm bảo chương trình học cho sinh viên”, TS Nguyễn Đình Khiêm chia sẻ.
Th.S Đỗ Văn Khoa, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2 TPHCM, nói thêm: “Những ai “chạy sô” thu nhập còn giảm nhiều nữa vì đâu có lớp, đâu có giờ giảng mà có thu nhập. Nhưng dù thu nhập giảm, lương cơ bản vẫn được nhà trường duy trì cũng đã vui rồi. Vui hơn là sinh viên vẫn được duy trì liên lạc tương tác với nhà trường, việc học không bị gián đoạn, sức khỏe vẫn đảm bảo”. Còn PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TPHCM, cho biết ngoài việc nguồn thu của trường bị giảm, trường còn phải cắt giảm 8% kinh phí nghiên cứu khoa học để đầu tư cho dạy trực tuyến nhằm đảm bảo việc học của sinh viên. Trước tình thế khó khăn như vậy, thu nhập giảm nhưng nhiều giảng viên phải làm việc rất nhiều, thậm chí nhiều hơn cả dạy truyền thống, để làm sao cho bài giảng trực tuyến vẫn đảm bảo chất lượng. Không chỉ dạy, giảng viên còn phải thường xuyên tương tác để trao đổi, giải đáp những thắc mắc của sinh viên. “Nhà trường đã cố gắng, giảng viên đã nỗ lực nên dù học online còn mới mẻ, nhưng sinh viên năng động, chủ động và nêu cao tinh thần tự học thì chắc chắn kết quả học tập sẽ rất tốt”, PGS-TS Trần Hoàng Hải nhấn mạnh.
Cùng vượt khó
Theo PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, sinh viên không đến trường không có nghĩa là nghỉ học, nên việc giảng dạy vẫn phải tiếp tục. Việc dạy - học trực tuyến còn rất mới, nên giảng viên còn cực hơn cả dạy truyền thống là giảng bài trực tiếp. Các giảng viên phải đi “học” cách dạy trực tuyến, cách thiết kế bài giảng trực tuyến, thường online để trao đổi với sinh viên. Chưa hết, phần lớn giảng viên cũng giống mọi gia đình khác là có con cái học phổ thông đang nghỉ ở nhà, phải vừa lo việc trường, việc nhà, việc con cái… nên càng vất vả. “Trước tình cảnh đó, các giảng viên phải chia sẻ cho nhau, người này choàng gánh việc của người khác và ngược lại. Đồng thời, nhà trường cũng hết sức thông cảm và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên”, PGS-TS Hồ Thanh Phong cho biết.
Trong khi đó, theo TS Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, hội đồng quản trị nhà trường họp và quyết định duy trì lương, tất cả các khoản phụ cấp cho toàn bộ giảng viên, nhân viên và hỗ trợ học phí cho sinh viên toàn trường. Đối với sinh viên, trường hỗ trợ 10% học phí cho toàn bộ sinh viên, riêng những sinh viên đã nhận học bổng trong học kỳ II (năm học 2019-2020) sẽ được hỗ trợ thêm 5%. Hiện, mỗi tháng trường chi khoảng 7 tỷ đồng trả lương cho giảng viên, nhân viên và 2 tỷ đồng chi phí khác (điện, nước…). Hiện nay, Trường ĐH Lạc Hồng đang tổ chức học trực tuyến cho sinh viên. Khi đi học tập trung trở lại, trường sẽ tổ chức các lớp học ôn tập lại toàn bộ những phần kiến thức cho các sinh viên chưa hiểu từ việc học trực tuyến.
Ở khía cạnh khác, hưởng ứng Chỉ thị của Thủ tướng về cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19, TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết nhà trường đã chuyển sang họp trực tuyến và xử lý hồ sơ giấy tờ qua mạng. Nhà trường cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động, tiến hành tập huấn, tổ chức các lớp học online cho sinh viên thông qua công cụ hỗ trợ Zoom, tiến tới xây dựng hệ thống giảng dạy trực tuyến (E-learning) riêng của trường để cung cấp kênh thông tin bài giảng, học liệu, tài liệu tham khảo, đồng thời tăng tương tác online giữa giảng viên và sinh viên.
Theo Bộ GD-ĐT, mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến ngành giáo dục gặp không ít khó khăn, nhưng cũng trong thời gian này, các đơn vị cần tăng cường rà soát lại chương trình đào tạo, xây dựng quy chế đào tạo theo hình thức trực tuyến, cũng như tập huấn cho giảng viên về phương thức giảng dạy trực tuyến để hạn chế tối đa gián đoạn việc học của sinh viên, đảm bảo chương trình học, nhất là đối với sinh viên năm cuối.
Ở khía cạnh khác, hưởng ứng Chỉ thị của Thủ tướng về cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19, TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết nhà trường đã chuyển sang họp trực tuyến và xử lý hồ sơ giấy tờ qua mạng. Nhà trường cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động, tiến hành tập huấn, tổ chức các lớp học online cho sinh viên thông qua công cụ hỗ trợ Zoom, tiến tới xây dựng hệ thống giảng dạy trực tuyến (E-learning) riêng của trường để cung cấp kênh thông tin bài giảng, học liệu, tài liệu tham khảo, đồng thời tăng tương tác online giữa giảng viên và sinh viên.
Theo Bộ GD-ĐT, mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến ngành giáo dục gặp không ít khó khăn, nhưng cũng trong thời gian này, các đơn vị cần tăng cường rà soát lại chương trình đào tạo, xây dựng quy chế đào tạo theo hình thức trực tuyến, cũng như tập huấn cho giảng viên về phương thức giảng dạy trực tuyến để hạn chế tối đa gián đoạn việc học của sinh viên, đảm bảo chương trình học, nhất là đối với sinh viên năm cuối.
THANH HÙNG - (sggp.org.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)