Xu hướng chọn mô hình 9+ học thẳng lên Cao đẳng thực tế vẫn là học liên cấp. Sau lớp 9, người học sẽ học các môn văn hóa và các môn chuyên ngành trong 3 năm để có bằng trung cấp, thêm một năm sẽ có bằng Cao đẳng.
Không còn định kiến trường nghề chỉ dành cho những học sinh "không học nổi", chọn học Cao đẳng ngay sau THCS là một chọn lựa cho những bạn trẻ sớm xác định được công việc mình thích. Điển hình như bạn Huỳnh Gia Huy (quận 12, TP HCM) thích trở thành một streamer, có kênh Youtube riêng hàng ngàn người theo dõi. Tốt nghiệp THCS, Huy chọn luôn ngành Thương mại điện tử tại Chương trình Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic để được học đúng những gì mình muốn làm.
Rút ngắn thời gian đào tạo là ưu điểm lớn nhất của mô hình này. Nếu như hướng đi học THPT, sau 3 năm học sinh mới bắt đầu xác định bậc học tiếp theo nên thời gian ít nhất 6 năm để có bằng Cao đẳng. Theo mô hình 9+, sinh viên chỉ mất 4 năm, 19 tuổi bắt đầu lập nghiệp nên ngắn hơn 2 năm. Đây cũng tạo điều kiện cho thí sinh có thể lấy được bằng Đại học và các bằng cấp cao hơn bằng hình thức liên thông. Nhiều học sinh chọn đi theo con đường này vì "đây là một con đường tắt để em có thể có bằng Đại học mà không phải vượt qua kỳ thi THPT" - Hà My (cựu học sinh THCS Tô Ký, quận 12, TP HCM) chia sẻ.
Phân luồng sau THCS cũng góp một phần rất lớn giảm tình trạng cạnh tranh việc làm đối với học sinh cùng trang lứa. Như năm 2020, TP HCM có khoảng 100.000 học sinh lớp 9. 30% học sinh theo định hướng mới sẽ giúp 30.000 học sinh tham gia vào thị trường lao động sớm, tích lũy kinh nghiệm, là một lợi thế cho các em chọn định hướng này, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Định hướng tốt cần môi trường tốt
Nếu chọn theo học tại mô hình 9+, người học sẽ đi làm từ 19 tuổi nên cần trang bị đủ kỹ năng để trưởng thành, chững chạc để các doanh nghiệp chấp nhận. "Điều các doanh nghiệp cần ở các bạn trẻ không chỉ là kỹ năng, kiến thức mà cần nhất chính là thái độ làm việc. Nên quá trình đào tạo của các trường phải thiết kế được yêu cầu, điều kiện để các em trau dồi điều đó, đặc biệt trong việc giảng dạy các môn kỹ năng mềm" - TS. Tô Nhi A chia sẻ trong hội thảo Xu hướng vào Cao đẳng sau THCS vừa qua và TS. Nhi A đồng tình với khung chương trình đào tạo chú trọng kỹ năng mềm với những trường như Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic.
Độ uy tín của các trường tỉ lệ thuận với mức độ tin tưởng từ các doanh nghiệp, thể hiện qua tỉ lệ việc làm của sinh viên. Các em sẽ đi làm sớm nên các trường cần đưa vào đào tạo những kiến thức được cập nhật liên tục và tạo điều kiện thực hành nhiều để trình độ chuyên môn tốt. Đây là một vấn đề phụ huynh và học sinh lớp 9 cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định chọn trường.
Trường học tạo điều kiện để sinh viên tìm việc tại chỗ cũng là một yếu tố để so sánh. Thường được thể hiện thông qua số tập đoàn, doanh nghiệp đã kết nối, nhận định của doanh nghiệp dành cho sinh viên của trường để thấy khả năng sinh viên có được công việc đầu tiên ổn định hay không.
Trường học thường tổ chức những sự kiện kết nối với các doanh nghiệp sẽ là một môi trường bảo đảm tốt công việc đầu ra
Phân luồng học sinh sau THCS nhìn chung có nhiều lợi điểm, các em học sinh có thêm một hướng đi để lựa chọn phù hợp với cá tính, sở thích của mình. Tuy nhiên, khi các em chọn theo định hướng này thì cần một môi trường hoàn hảo để bật được năng lực từ sớm cũng như tự tin để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tìm hiểu về Chương trình Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic TẠI ĐÂY .
Minh Thông - (nld.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)