Nghề trang trí tiệc

Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 09:06 (GMT+7)
Thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và đặc biệt chỉ phục vụ những sự kiện tràn ngập niềm vui và hạnh phúc là ưu điểm nổi bật của nghề trang trí tiệc. Nghề này luôn đòi hỏi điểm mới và sự độc đáo nên đòi hỏi người làm nghề cần có tư duy sáng tạo.

Trang trí sảnh tiệc cho khách. Ảnh: MỸ TÚ

Khởi nghiệp với dịch vụ trang trí cách nay hơn 4 năm, lúc đầu, anh Nguyễn Văn Trình, chủ cửa hàng Dịch vụ trang trí tiệc Cần Thơ 24h, tập trung cung cấp dịch vụ trang trí bong bóng. Khi bước chân vào nghề, nhận thấy nhiều khách hàng có nhu cầu trang trí tiệc, anh Trình quyết tâm “tầm sư học đạo”, tìm hiểu chuyên sâu lĩnh vực mới mẻ này. Anh Trình cho biết: “4 năm trước, nghề trang trí tiệc ở Cần Thơ mới manh nha phát triển. Nhiều gia đình mong muốn, không gian những buổi tiệc kỷ niệm trọng đại thật sự bắt mắt, ấn tượng. Nhu cầu này giúp nghề trang trí tiệc phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu, mỗi tháng, cửa hàng nhận 4-5 tiệc và hiện nay vài chục tiệc, từ đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật đến cưới, hỏi, khai trương, mừng thọ”.

Anh Trình chia sẻ, nếu hình dung trang trí tiệc là sắp xếp, bày trí vật dụng hài hòa, có thể kết hợp thêm một số vật thủ công hoặc hoa tươi thì khá đơn giản nhưng thực tế người làm nghề này cần nhiều kỹ năng hơn. Nếu trước đây, các gia đình thường yêu cầu không gian trang trí đáp ứng yếu tố đẹp, thì hiện nay, nhiều gia chủ sẵn sàng chi tiền để không gian tiệc không chỉ đẹp, còn độc, lạ và có chủ đề riêng theo sở thích, thị hiếu gia đình. Vì thế, người làm nghề trang trí tiệc rất cần chịu khó tìm hiểu thông tin khách hàng; đồng thời, phải có khả năng sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt những cách làm mới, thậm chí sẵn sàng phá cách để tạo nét mới cho những sản phẩm trang trí. Khi thi công công trình trang trí, người làm nghề cần biết rõ kỹ thuật điện cơ bản, am hiểu các loại chất liệu, màu sắc để có thể kết hợp chúng với nhau, tạo hiệu hứng biến đổi không gian, kết hợp âm thanh, ánh sáng hài hòa. Đó là chưa kể, một số khách hàng khó tính yêu cầu xem hình ảnh phối cảnh trước khi thi công, kỹ thuật viên trang trí phải sử dụng thành thạo một số phần mềm thiết kế đồ họa để chiều lòng “thượng đế”. Anh Trình cho biết: “Hiện áp lực nghề này ngày càng cao. Trước hết, khi nhận yêu cầu dịch vụ, chỉ cần chậm trễ 10 phút giao dịch, tư vấn là mất khách. Kế đó, để đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, công trình trang trí thường hoàn thành, giao khách trước khi diễn ra sự kiện khoảng 2 giờ, vì thế, lao động nghề này khá vất vả. Chúng tôi phải thi công nhiều đơn hàng trong đêm để vừa đảm bảo tiến độ vừa hài lòng khách hàng”.

Chị Nguyễn Thị Huế và chị Phí Hằng Nga, ở phường An Thới, quận Bình Thủy nhận dịch vụ trang trí tiệc cách nay hơn 1 năm. Qua tiệc sinh nhật con, chị Huế tình cờ nhận thấy, mua các loại phụ kiện trang trí tiệc ở Cần Thơ khá đắt và nhiều phụ huynh có nhu cầu trang trí tiệc sinh nhật cho con nên chị tìm đầu mối mua phụ kiện trang trí tiệc cho bé với giá tốt, rồi bán lại qua trang mạng Phụ kiện Baby I love U. Được bạn bè, người thân ủng hộ, sẵn đam mê nghề trang trí tiệc, mong muốn tạo ra nhiều điều bất ngờ, vui thích cho trẻ, vậy là, các chị bắt tay đầu tư nghề “tay trái” này.

Hiện hai chị chỉ nhận trang trí tiệc cho các bé. Ngoài những phụ kiện sẵn có, hai chị tự làm thêm các loại phụ kiện khác như: khung ảnh, chữ kim tuyến, hoa giấy, bong bóng tạo hình… tạo không gian trang trí vui mắt hơn. Các chị đặt ra tiêu chí đối với dịch vụ là đẹp, sinh động, dễ thương, phù hợp sở thích và đặc biệt an toàn với bé. Giá mỗi dịch vụ trang trí của hai chị dao động từ 500.000 đồng - 2 triệu đồng, cao nhất 3 triệu đồng. Chị Huế cho biết: “Nhiều khách yêu cầu tôi chuẩn bị luôn bánh, kẹo, hoa tươi hay đồ chơi phù hợp với bé. Vì thế, tôi phải tìm những điểm cung cấp các loại hàng hóa đảm bảo an toàn, chất lượng và giá cả phải chăng. Tôi thường xuyên cập nhật ý tưởng mới để tư vấn khách hàng, dịch vụ ngày càng sinh động, tươi mới”. Với nghề trang trí tiệc, hai chị góp phần tạo việc làm thêm cho nhiều sinh viên, với tiền công từ 150.000 đồng - 200.000 đồng/buổi.

Yêu cầu khách hàng đặt ra ngày càng cao, không chỉ đẹp, còn sang trọng và nghệ thuật. Những thử thách này thu hút mạnh mẽ những bạn trẻ đam mê cái đẹp, mong muốn thử sức và trải nghiệm nghề trang trí tiệc.

Nguồn: MỸ TÚ - (baocantho.com.vn)
T/h: Kim Nguyên - (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Tin ngành nghề khác

  • Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó
    Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
    Thứ năm, 30 Tháng 3 2023 00:43
  • Nghề bếp chỉ dành cho người thật sự đam mê
    “Thuộc nhóm ngành dịch vụ, nghề đầu bếp gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, người làm bếp cần có niềm đam mê và sự tận tâm mới có thể trụ vững cùng nghề”. Đó là chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Trần Long, chủ nhân Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề bếp.
    Thứ ba, 25 Tháng 5 2021 11:36
  • Nghề nuôi trâu ở vùng biên
    Có lẽ hình ảnh con trâu đã quá quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Hiện nay, người dân một số địa phương ở vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn theo nghề nuôi trâu truyền thống. Đối với nhiều nông dân, con trâu là “bạn”, là tài sản quý giá, giúp họ có cuộc sống ổn định.
    Thứ sáu, 12 Tháng 2 2021 11:38
  • Trở lại xóm đũa Tân Long
    Cho dù còn lắm khó khăn trong thực tại, nhưng những người làm nghề vót đũa tre thủ công truyền thống ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vẫn quyết giữ lấy nghề.
    Thứ hai, 11 Tháng 5 2020 10:28
  • Giữ lửa nghề cho thợ đóng tàu
    Sau quá trình tái cơ cấu, các công ty đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tuy vẫn giữ ổn định việc làm nhưng lại gặp khó khăn vì luôn thiếu nhân công và tình trạng lao động bỏ việc, chấm dứt hợp đồng. Ðiều này đòi hỏi các đơn vị cần nâng cao tính chủ động, có phương sách tìm kiếm những hợp đồng mới, bảo đảm thu nhập để giữ nguồn nhân lực khi thị trường phát triển trở lại.
    Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 07:19
  • Vào mùa làm chậu kiểng
    Do nhu cầu của người trồng hoa kiểng ngày một nhiều, nhất là trong dịp tết nên nhiều cơ sở làm nghề đúc chậu xi măng trên địa bàn tỉnh phải tất bật làm để kịp giao hàng cho khách.
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Xóm nghề đan cần xé, liên kết để đi xa
    Xóm nghề đan cần xé ở đường Ngô Quyền (Phường 2- TP Vĩnh Long) với những ngôi nhà mở toang cánh cửa, khoảnh sân đầy tre trúc và những con người từ độ lên năm đã gắn bó với nghề… Những đôi tay thoăn thoắt trên từng cần xé không chỉ để mưu sinh mà còn nuôi nấng xóm nghề và ước mong xóm nghề ngày càng phát triển.
    Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 07:50
  • Nhiều mô hình làm ăn trong lũ
    Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất trong lũ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.
    Thứ năm, 26 Tháng 9 2019 10:31
  • Cần “cú hích” cho các làng nghề truyền thống
    So với các tỉnh, thành phố của khu vực BĐSCL, Bạc Liêu là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế cho địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Song, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy và nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”!...
    Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:35
  • Làng giữ hồn Tổ quốc
    Dịp Quốc khánh trùng với ngày tựu trường nên đây là khoảng thời gian tất bật nhất trong năm của làng may cờ Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
    Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 13:08
  • Thu nhập ổn định từ nghề đan, vá lưới
    Sống ở vùng biển, nếu gia đình nào không đủ điều kiện đóng tàu đánh bắt thủy sản thì hầu hết làm nghề đan, vá lưới để mưu sinh. Nghề này đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.
    Thứ ba, 27 Tháng 8 2019 07:46
  • Đời thớt
    Tôi mua tấm thớt mù u về xài... để được thấy bữa cơm “ngon” hơn, để tôi tìm về những thứ thân quen!
    Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 11:39
  • “Giữ lửa” cho nghề truyền thống
    Sau những thăng trầm theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống dần mai một. Song, bằng niềm đam mê, tâm huyết với nghề, nhiều người vẫn giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.
    Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:39
  • Nghề hầm than đước ở Cà Mau
    Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước tỉnh Cà Mau. Nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển của tỉnh tận cùng Tổ quốc đã có mấy đời hành nghề. Gần đây, nghề hầm than được quy hoạch phát triển theo hình thức kinh tế hợp tác nên những người theo nghề hầm than làm ăn bài bản, có lời và tiếp tục gắn bó với nghề.
    Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 11:17
  • Nhọc nhằn nghề cào hến, cào ốc mưu sinh dưới lòng sông Dinh
    Hằng ngày, khi nước triều xuống, người dân ở hai bờ sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào bắt con hến, ốc móc tay,... Tuy vất vả mưu sinh nhưng nhiều nghề cào hến đã trở thành nghề truyền thống, nuôi miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.
    Thứ sáu, 16 Tháng 11 2018 14:31
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 09:57