“Giữ lửa” cho nghề truyền thống

Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:39 (GMT+7)
Sau những thăng trầm theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống dần mai một. Song, bằng niềm đam mê, tâm huyết với nghề, nhiều người vẫn giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.

Giữ hương vị bánh quê nhà

Ngay từ nhỏ, bà Nguyễn Thị Bạch - chủ Cơ sở Bánh in Hai Ven (ấp Trung, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), được cha mẹ dạy làm bánh. Hơn 20 năm gắn bó, đến nay, bà vẫn “nặng lòng” với nghề làm bánh in truyền thống của gia đình.

Bà Nguyễn Thị Bạch có hơn 20 năm gắn bó với nghề làm bánh in

Có dịp chứng kiến cả gia đình bà cặm cụi bên bếp lửa, chúng tôi mới cảm nhận hết những vất vả và niềm đam mê với nghề. Mỗi ngày, gia đình bà bắt đầu làm bánh từ lúc 14 giờ. Mỗi người đảm nhận một công đoạn khác nhau. Người trộn bột, người nhóm lửa, người xào nhân rồi đổ vào khuôn bánh,… Tất cả công đoạn đều làm thủ công. Loay hoay đến khoảng 19 giờ, những mẻ bánh in thơm ngon ra lò. Bánh in của bà Bạch được nhiều người ưa chuộng.

Bà Bạch chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ làm vào dịp tết nhưng hiện nay, làm bánh in trở thành nghề chính của gia đình. Ngày thường, tôi làm khoảng 150-200 bánh, ngày tết làm 700-800 bánh, chủ yếu lấy công làm lời. Làm bánh in không khó nhưng phải kiên trì mới bám được với nghề”.

Tùy theo yêu cầu của khách mà bà Bạch làm bánh in với các loại nhân khác nhau như đậu xanh, thập cẩm hoặc nhân mặn (cũng giống nhân thập cẩm nhưng có thêm trứng muối, lạp xưởng). Tuy làm bánh theo kiểu truyền thống nhưng bà luôn chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm, lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Khi bán, bà Bạch cũng hướng dẫn người mua cách bảo quản, thời hạn sử dụng bánh. Bởi, bà luôn tâm niệm, mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải thơm ngon, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và mang hương vị riêng biệt.

Quyết tâm bám nghề

Long Cang nổi tiếng là vùng đất của làng nghề dệt chiếu ở huyện Cần Đước. Làng nghề truyền thống này gắn bó với người dân miền hạ từ bao đời nay. Như bao nghề truyền thống khác, nghề dệt chiếu Long Cang có từ rất lâu, người đi trước dạy người đi sau mà tồn tại đến bây giờ. Ngày nay, nhiều người chuyển sang dùng chiếu trúc, nệm thay cho chiếu lác nhưng với độ bền, chắc, chiếu Long Cang vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng. 

Nghề dệt chiếu gắn bó với bà Lê Thị Điệp đã 46 năm nay

Theo chân Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã Long Cang, chúng tôi đến gia đình bà Ngô Thị Điệp (ấp 3, xã Long Cang). Nghề dệt chiếu gắn bó với bà Điệp đã 46 năm nay. Căn nhà bà được xây dựng kiên cố cũng nhờ tiền dành dụm từ nghề dệt chiếu. Trên chiếc khung dệt thủ công, đôi tay bà Điệp thoăn thoát luồn những sợi lác để dệt nên những đôi chiếu bền, chắc. Đây chính là công việc mưu sinh của gia đình bà từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo bà Điệp, trước đây, hầu như nhà nào ở đây cũng dệt chiếu. Người đặt mua nhiều nên ngày đêm, cả xóm rộn ràng tiếng khung dệt, chiếu dệt xong phơi đầy dọc hai bên đường, trên những hàng rào. Chiếu trơn, chiếu hoa, chiếu in,… nổi tiếng khắp các vùng bởi độ bền và tính thẩm mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng một thời. Lễ cưới của các chàng trai, cô gái vùng thôn quê thời bấy giờ cũng không thể thiếu đôi chiếu Long Cang.

“Từ nhỏ, tôi xem mẹ dệt chiếu rồi học theo và dần dần giỏi nghề. Theo thời gian, nghề dệt chiếu dần mai một và ít người làm. Đất trồng lác cũng nhường chỗ cho các khu, cụm công nghiệp. Vì vậy, nhiều người bỏ nghề, đi làm công nhân. Hiện tại, các hộ có điều kiện kinh tế thì mua máy dệt, hộ khó khăn thì vẫn dệt chiếu thủ công như trước. Do lớn tuổi, sức khỏe kém nên mỗi ngày tôi chỉ dệt được 2 đôi chiếu, bán giá từ 32.000-42.000 đồng/đôi. Khó khăn là vậy nhưng tôi quyết không bỏ nghề truyền thống của gia đình” - bà Điệp chia sẻ.

“Giữ lửa” nghề làm bánh tráng

Làng nghề bánh tráng tại khu phố Nhơn Hòa 1 và Nhơn Hòa 2, phường 5, TP.Tân An duy trì hơn 100 năm qua. Từ năm 2013 đến nay, làng bánh tráng Nhơn Hòa được công nhận là làng nghề truyền thống. Tại đây, trên 90 hộ dân theo nghề làm bánh tráng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 400 lao động địa phương. Bình quân mỗi ngày, mỗi hộ tráng được hơn 20kg bánh. Bánh tráng Nhơn Hòa được làm bằng 100% bột gạo, không sử dụng hóa chất nên có hương vị đặc trưng, độ mặn vừa phải tạo cho bánh mềm, dẻo.

Làng nghề bánh tráng tại khu phố Nhơn Hòa 1 và Nhơn Hòa 2, phường 5, TP.Tân An duy trì hơn 100 năm qua

Vợ chồng ông Bùi Nguơn Khánh (khu phố Nhơn Hòa 1, phường 5, TP.Tân An) gắn bó với nghề làm bánh tráng mấy chục năm qua. Mỗi ngày, vợ chồng ông làm bánh đều đặn như một thói quen. “Nghề cha truyền con nối này giúp gia đình tôi vượt qua cảnh nghèo, có cuộc sống ổn định. Nhờ số tiền dành dụm từ việc bán bánh tráng mà vợ chồng tôi xây dựng được ngôi nhà kiên cố. Làm nghề này tuy không nặng nhọc nhưng khá vất vả vì phải trải qua nhiều công đoạn như xay bột, tráng bánh, phơi nắng, phơi sương,… Thế nhưng, đây là nghề truyền thống của gia đình nên tôi quyết tâm bám nghề” - ông Khánh trải lòng.

Còn bà Nguyễn Thị Nương (khu phố Nhơn Hòa 1, phường 5, TP.Tân An) cũng không thể “dứt” được nghề làm bánh tráng. Bà biết làm bánh khi 17 tuổi, tính đến nay đã gắn bó hơn 55 năm. “Ngày xưa còn trẻ, mỗi ngày, tôi làm được 30kg bánh, nay tuổi cao nên chỉ làm khoảng 12kg. Hôm nào khỏe, tôi làm được nhiều hơn. Mỗi ngày, tôi kiếm được gần 40.000 đồng” - bà Nương bày tỏ.

Bà Nguyễn Thị Nương (khu phố Nhơn Hòa 1, phường 5, TP.Tân An) không thể “dứt” được cái nghề làm bánh tráng truyền thống của gia đình

Bà Nguyễn Thị Nương (khu phố Nhơn Hòa 1, phường 5, TP.Tân An) không thể “dứt” được cái nghề làm bánh tráng truyền thống của gia đình

Các nghề truyền thống như dệt chiếu, làm bánh tráng, bánh in,… có từ bao đời nay, góp phần cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình. Theo thời gian, các làng nghề dần mai một nhưng vẫn được một số hộ gia đình “níu giữ” bằng niềm đam mê, tâm huyết. Để các làng nghề truyền thống phát triển ổn định và bền vững, các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần liên kết với nhau thành những hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên ngành tại địa phương. Các cấp, các ngành cần có nhiều chính sách thiết thực như cho vay ưu đãi; hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật; đào tạo nâng cao tay nghề; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại;... Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy những ngành nghề truyền thống của địa phương./.

"Để các làng nghề truyền thống phát triển ổn định và bền vững, các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần liên kết với nhau thành những hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên ngành tại địa phương. Các cấp, các ngành cần có nhiều chính sách thiết thực như cho vay ưu đãi; hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật; đào tạo nâng cao tay nghề; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại,... Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy những ngành nghề truyền thống của địa phương”.

 
Ngọc Mận - Huỳnh Hương - (baolongan.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Tin ngành nghề khác

  • Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó
    Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
    Thứ năm, 30 Tháng 3 2023 00:43
  • Nghề bếp chỉ dành cho người thật sự đam mê
    “Thuộc nhóm ngành dịch vụ, nghề đầu bếp gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, người làm bếp cần có niềm đam mê và sự tận tâm mới có thể trụ vững cùng nghề”. Đó là chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Trần Long, chủ nhân Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề bếp.
    Thứ ba, 25 Tháng 5 2021 11:36
  • Nghề nuôi trâu ở vùng biên
    Có lẽ hình ảnh con trâu đã quá quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Hiện nay, người dân một số địa phương ở vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn theo nghề nuôi trâu truyền thống. Đối với nhiều nông dân, con trâu là “bạn”, là tài sản quý giá, giúp họ có cuộc sống ổn định.
    Thứ sáu, 12 Tháng 2 2021 11:38
  • Trở lại xóm đũa Tân Long
    Cho dù còn lắm khó khăn trong thực tại, nhưng những người làm nghề vót đũa tre thủ công truyền thống ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vẫn quyết giữ lấy nghề.
    Thứ hai, 11 Tháng 5 2020 10:28
  • Giữ lửa nghề cho thợ đóng tàu
    Sau quá trình tái cơ cấu, các công ty đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tuy vẫn giữ ổn định việc làm nhưng lại gặp khó khăn vì luôn thiếu nhân công và tình trạng lao động bỏ việc, chấm dứt hợp đồng. Ðiều này đòi hỏi các đơn vị cần nâng cao tính chủ động, có phương sách tìm kiếm những hợp đồng mới, bảo đảm thu nhập để giữ nguồn nhân lực khi thị trường phát triển trở lại.
    Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 07:19
  • Vào mùa làm chậu kiểng
    Do nhu cầu của người trồng hoa kiểng ngày một nhiều, nhất là trong dịp tết nên nhiều cơ sở làm nghề đúc chậu xi măng trên địa bàn tỉnh phải tất bật làm để kịp giao hàng cho khách.
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Xóm nghề đan cần xé, liên kết để đi xa
    Xóm nghề đan cần xé ở đường Ngô Quyền (Phường 2- TP Vĩnh Long) với những ngôi nhà mở toang cánh cửa, khoảnh sân đầy tre trúc và những con người từ độ lên năm đã gắn bó với nghề… Những đôi tay thoăn thoắt trên từng cần xé không chỉ để mưu sinh mà còn nuôi nấng xóm nghề và ước mong xóm nghề ngày càng phát triển.
    Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 07:50
  • Nhiều mô hình làm ăn trong lũ
    Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất trong lũ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.
    Thứ năm, 26 Tháng 9 2019 10:31
  • Cần “cú hích” cho các làng nghề truyền thống
    So với các tỉnh, thành phố của khu vực BĐSCL, Bạc Liêu là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế cho địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Song, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy và nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”!...
    Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:35
  • Làng giữ hồn Tổ quốc
    Dịp Quốc khánh trùng với ngày tựu trường nên đây là khoảng thời gian tất bật nhất trong năm của làng may cờ Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
    Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 13:08
  • Thu nhập ổn định từ nghề đan, vá lưới
    Sống ở vùng biển, nếu gia đình nào không đủ điều kiện đóng tàu đánh bắt thủy sản thì hầu hết làm nghề đan, vá lưới để mưu sinh. Nghề này đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.
    Thứ ba, 27 Tháng 8 2019 07:46
  • Đời thớt
    Tôi mua tấm thớt mù u về xài... để được thấy bữa cơm “ngon” hơn, để tôi tìm về những thứ thân quen!
    Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 11:39
  • Nghề hầm than đước ở Cà Mau
    Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước tỉnh Cà Mau. Nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển của tỉnh tận cùng Tổ quốc đã có mấy đời hành nghề. Gần đây, nghề hầm than được quy hoạch phát triển theo hình thức kinh tế hợp tác nên những người theo nghề hầm than làm ăn bài bản, có lời và tiếp tục gắn bó với nghề.
    Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 11:17
  • Nghề trang trí tiệc
    Thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và đặc biệt chỉ phục vụ những sự kiện tràn ngập niềm vui và hạnh phúc là ưu điểm nổi bật của nghề trang trí tiệc. Nghề này luôn đòi hỏi điểm mới và sự độc đáo nên đòi hỏi người làm nghề cần có tư duy sáng tạo.
    Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 09:06
  • Nhọc nhằn nghề cào hến, cào ốc mưu sinh dưới lòng sông Dinh
    Hằng ngày, khi nước triều xuống, người dân ở hai bờ sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào bắt con hến, ốc móc tay,... Tuy vất vả mưu sinh nhưng nhiều nghề cào hến đã trở thành nghề truyền thống, nuôi miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.
    Thứ sáu, 16 Tháng 11 2018 14:31
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 09:57