Nghề bếp chỉ dành cho người thật sự đam mê

Thứ ba, 25 Tháng 5 2021 11:36 (GMT+7)
“Thuộc nhóm ngành dịch vụ, nghề đầu bếp gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, người làm bếp cần có niềm đam mê và sự tận tâm mới có thể trụ vững cùng nghề”. Đó là chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Trần Long, chủ nhân Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề bếp.
Ông Nguyễn Trần Long chia sẻ cách nấu món ăn ngon.
Ông Nguyễn Trần Long chia sẻ cách nấu món ăn ngon.
 
Khi còn là một thanh niên, ông Long dành phần lớn thời gian học kỹ thuật nấu ăn từ nhiều đầu bếp giỏi và xin làm việc tại nhiều nơi khác nhau để tích lũy kinh nghiệm. Ông Long chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi ở gần nhà hàng Tân Hiệp Quán, Biên Hòa. Do thích nấu ăn nên tôi thường xuyên vào bếp xem các đầu bếp (chef) tác nghiệp. Dần dà, tôi đam mê và quyết tâm theo đuổi học nghề này”. Theo ông Long, phần lớn những đầu bếp xưa không có được điều kiện học tập, đào tạo ở trường lớp bài bản như ngày nay. Vì yêu nghề, ông Long sẵn sàng học thí công, theo nghề từ khâu phụ bếp, lau chùi, dọn dẹp vệ sinh bếp… Vừa làm, ông vừa để ý học “lỏm” nghề, tự đúc kết kinh nghiệm cho riêng mình.
 
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Long trở thành bếp trưởng và từng làm việc tại nhiều nhà hàng lớn. Đặc biệt, ông Long là tổng bếp trưởng đầu tiên của Công ty Unilever Food Solution tại Việt Nam, phụ trách 13 tỉnh ĐBSCL. Mang một tình yêu lớn với nghề bếp, ở tuổi 44, ông Long mạnh dạn khởi nghiệp, xây dựng Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký chuyên sản xuất các loại gia vị (tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ). Đây cũng chính là công ty tiên phong sản xuất gia vị đầu tiên của ĐBSCL. Theo chia sẻ của ông Long, Việt Nam được xem như một thị trường khó tính với ngành gia vị bởi có nền ẩm thực đa dạng. Vì thế, ông đã nghiên cứu, mày mò để sản xuất nhiều loại gia vị mới, đóng góp cho kho tàng ẩm thực Việt Nam, góp phần mang đến những thay đổi mới mẻ trên thị trường công nghiệp thực phẩm gia vị Việt. Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký sản xuất hơn 30 loại gia vị khác nhau, như: bột bánh xèo Hương Việt, bột ngũ vị hương, bột cà ri, bột lẩu Bak-Kut-Teh, bột quay heo, giấm gia dụng, bột Teriyaki, rượu hoa tiêu,… Trong đó, 2 sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhất, chính là bột chiên giòn và bột ngọt điều vị - tăng hương vị M100. Bình quân mỗi tháng, công ty của ông cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước trên 30 tấn gia vị các loại. Theo ông Long, chẳng phải ngẫu nhiên mà mọi người ca ngợi “nấu ăn là một nghệ thuật, người đầu bếp là một nghệ sĩ”. Bởi, để tạo ra các món ăn ngon, người đầu bếp cũng cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và công phu chế biến, trình bày. Đặc biệt, không thể thiếu bí quyết gia vị để “thổi hồn” cho những món ăn vừa tinh tế về hương vị mà vẫn đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe của thực khách. Đó cũng chính là bí quyết đã giúp ông đứng vững và thành công với nghề bếp trong suốt nhiều năm qua. Ngoài công việc hiện tại, ông Long còn giảng dạy nấu ăn miễn phí cho nhiều học trò. Từ sự hướng dẫn của ông, đến nay, có rất nhiều học trò đã trở thành chủ hoặc bếp trưởng các nhà hàng lớn nhỏ trong và ngoài nước.
 
Hiện nay, nghề đầu bếp thu hút nhiều bạn trẻ bởi những cơ hội nghề nghiệp rộng mở và nguồn thu nhập đáng mơ ước. Khởi điểm của nghề này bao giờ cũng bắt đầu từ nghề phụ bếp. Sau khi tay nghề đã thực sự vững vàng, người thợ mới được cất nhắc lên vị trí bếp trưởng. Một đầu bếp chuyên nghiệp làm việc tại các nhà hàng cao cấp có mức thu nhập lên đến hàng ngàn đô la Mỹ. Riêng tại TP Cần Thơ, tùy theo vị trí của người đầu bếp, mức thu nhập dao động bình quân từ 12-30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, áp lực của người đầu bếp khá lớn, không phải ai cũng có thể vượt qua. Nghề này đòi hỏi người đầu bếp phải có khả năng làm việc với cường độ cao, tinh thần học hỏi và khả năng chịu áp lực tốt. Bên cạnh đó, người đầu bếp còn cần trang bị kiến thức văn hóa ẩm thực, tinh tế trong cách thức phục vụ và am hiểu thực khách.
 
Nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề bếp, hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo nghề đầu bếp cho bạn trẻ chọn lựa. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực đều khẳng định tầm quan trọng của việc học nghề, lấy chứng chỉ và bằng cấp để có nền tảng lý thuyết và hành nghề đầu bếp hợp pháp.
 
Hơn 30 năm gắn bó cùng nghề bếp với nhiều kỷ niệm trong nghề, ông Long nhắn nhủ với giới trẻ rằng: “Để mỗi món ăn khi đến với thực khách được hoàn hảo nhất, người đầu bếp luôn cần có sự kiên nhẫn, khéo léo; không ngừng tìm tòi kiến thức, nâng cao tay nghề và kỹ thuật chế biến… Điều cần gìn giữ nhất đối với người đầu bếp chính là cái tâm với nghề. Đến với nghề bằng cái tài, hành nghề bằng cái tâm thì sẽ có cái tầm để vươn xa trong ngành ẩm thực”.
 
Bài, ảnh: Hồng Vân - (baocantho.com.vn)
T/h: H.Phong (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Tin ngành nghề khác

  • Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó
    Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
    Thứ năm, 30 Tháng 3 2023 00:43
  • Nghề nuôi trâu ở vùng biên
    Có lẽ hình ảnh con trâu đã quá quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Hiện nay, người dân một số địa phương ở vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn theo nghề nuôi trâu truyền thống. Đối với nhiều nông dân, con trâu là “bạn”, là tài sản quý giá, giúp họ có cuộc sống ổn định.
    Thứ sáu, 12 Tháng 2 2021 11:38
  • Trở lại xóm đũa Tân Long
    Cho dù còn lắm khó khăn trong thực tại, nhưng những người làm nghề vót đũa tre thủ công truyền thống ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vẫn quyết giữ lấy nghề.
    Thứ hai, 11 Tháng 5 2020 10:28
  • Giữ lửa nghề cho thợ đóng tàu
    Sau quá trình tái cơ cấu, các công ty đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tuy vẫn giữ ổn định việc làm nhưng lại gặp khó khăn vì luôn thiếu nhân công và tình trạng lao động bỏ việc, chấm dứt hợp đồng. Ðiều này đòi hỏi các đơn vị cần nâng cao tính chủ động, có phương sách tìm kiếm những hợp đồng mới, bảo đảm thu nhập để giữ nguồn nhân lực khi thị trường phát triển trở lại.
    Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 07:19
  • Vào mùa làm chậu kiểng
    Do nhu cầu của người trồng hoa kiểng ngày một nhiều, nhất là trong dịp tết nên nhiều cơ sở làm nghề đúc chậu xi măng trên địa bàn tỉnh phải tất bật làm để kịp giao hàng cho khách.
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Xóm nghề đan cần xé, liên kết để đi xa
    Xóm nghề đan cần xé ở đường Ngô Quyền (Phường 2- TP Vĩnh Long) với những ngôi nhà mở toang cánh cửa, khoảnh sân đầy tre trúc và những con người từ độ lên năm đã gắn bó với nghề… Những đôi tay thoăn thoắt trên từng cần xé không chỉ để mưu sinh mà còn nuôi nấng xóm nghề và ước mong xóm nghề ngày càng phát triển.
    Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 07:50
  • Nhiều mô hình làm ăn trong lũ
    Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất trong lũ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.
    Thứ năm, 26 Tháng 9 2019 10:31
  • Cần “cú hích” cho các làng nghề truyền thống
    So với các tỉnh, thành phố của khu vực BĐSCL, Bạc Liêu là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế cho địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Song, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy và nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”!...
    Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:35
  • Làng giữ hồn Tổ quốc
    Dịp Quốc khánh trùng với ngày tựu trường nên đây là khoảng thời gian tất bật nhất trong năm của làng may cờ Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
    Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 13:08
  • Thu nhập ổn định từ nghề đan, vá lưới
    Sống ở vùng biển, nếu gia đình nào không đủ điều kiện đóng tàu đánh bắt thủy sản thì hầu hết làm nghề đan, vá lưới để mưu sinh. Nghề này đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.
    Thứ ba, 27 Tháng 8 2019 07:46
  • Đời thớt
    Tôi mua tấm thớt mù u về xài... để được thấy bữa cơm “ngon” hơn, để tôi tìm về những thứ thân quen!
    Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 11:39
  • “Giữ lửa” cho nghề truyền thống
    Sau những thăng trầm theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống dần mai một. Song, bằng niềm đam mê, tâm huyết với nghề, nhiều người vẫn giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.
    Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:39
  • Nghề hầm than đước ở Cà Mau
    Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước tỉnh Cà Mau. Nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển của tỉnh tận cùng Tổ quốc đã có mấy đời hành nghề. Gần đây, nghề hầm than được quy hoạch phát triển theo hình thức kinh tế hợp tác nên những người theo nghề hầm than làm ăn bài bản, có lời và tiếp tục gắn bó với nghề.
    Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 11:17
  • Nghề trang trí tiệc
    Thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và đặc biệt chỉ phục vụ những sự kiện tràn ngập niềm vui và hạnh phúc là ưu điểm nổi bật của nghề trang trí tiệc. Nghề này luôn đòi hỏi điểm mới và sự độc đáo nên đòi hỏi người làm nghề cần có tư duy sáng tạo.
    Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 09:06
  • Nhọc nhằn nghề cào hến, cào ốc mưu sinh dưới lòng sông Dinh
    Hằng ngày, khi nước triều xuống, người dân ở hai bờ sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào bắt con hến, ốc móc tay,... Tuy vất vả mưu sinh nhưng nhiều nghề cào hến đã trở thành nghề truyền thống, nuôi miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.
    Thứ sáu, 16 Tháng 11 2018 14:31
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 09:57