Nhiều mô hình làm ăn trong lũ

Thứ năm, 26 Tháng 9 2019 10:31 (GMT+7)
Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất trong lũ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Từ đánh cá bắt tự nhiên...

Những ngày qua, gia đình ông Lê Văn Năm (ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, TX. Tân Châu) luôn tất bật với công việc đánh bắt cá mùa lũ. Công cụ để đánh bắt cá của ông năm nay là những tay lưới và 15 cái dớn (dân trong vùng còn gọi là đại đường ven). Với những công cụ này, bình quân mỗi đêm, gia đình ông Năm có thu nhập từ 500.000 - 700.000 đồng, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống trong lũ. “Năm nay lũ về muộn nhưng đầu mùa cá, tôm rất nhiều. Dân làm nghề câu lưới rất phấn khởi. Hiện nay, các mặt hàng cá trắng như: cá linh, cá dãnh, hột mít, mè vinh, tôm chạy rất nhiều, từ đó người làm nghề câu, lưới, lọp, lờ có thu nhập cao và ổn định” - ông Năm chia sẻ.

Nhờ có lũ, người làm nghề đặt lợp bắt cá lóc có cuộc sống ổn định

Nhờ có lũ, người làm nghề đặt lợp bắt cá lóc có cuộc sống ổn định

Không chỉ gia đình ông Năm mà có trên 30.000 hộ dân trong tỉnh, chuyên sống với nghề câu, lưới rất phấn khởi, bởi lũ năm nay được xem là “lũ đẹp”. “Lũ đẹp” bởi nước dưới sông rất đục, phù sa nhiều, từ đó bồi đắp đồng ruộng rất tốt, hứa hẹn vụ đông xuân tới, nông dân ĐBSCL sẽ trúng mùa. “Lũ đẹp” là bởi mực nước trên 2 triền sông Tiền và sông Hậu vừa vượt mức báo động 1, không gây ngập úng hay phá vỡ hạ tầng giao thông như những năm 1996, 1997 và 2000.

Những hộ đặt dớn rất phấn khởi vì tôm, tép trong lũ rất nhiều

Những hộ đặt dớn rất phấn khởi vì tôm, tép trong lũ rất nhiều

Tranh thủ lúc ông Năm ngồi uống trà trong đêm khuya, chờ đến giờ thăm lưới, tôi hỏi ông những người chuyên mưu sinh trong lũ, dựa vào đâu để hoạch định việc tổ chức sản xuất, chuẩn bị ngư cụ để đánh bắt, ông Năm liền nói, bằng kinh nghiệm dân gian. Theo đó, ông Năm theo dõi các tổ ong ruồi đóng trên cây tre, cây xoài trong vườn. Năm nay, thấy đa phần các tổ ong đóng ở vị trí cao, nên ông chắc một điều năm nay lũ không nhỏ. Ngoài theo dõi các tổ ong, hiện tượng kiến bò vào nhà nhiều cũng dự báo sẽ có lũ. Từ kinh nghiệm này, ông Năm chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh bắt cá, tôm để cải thiện đời sống trong lũ.

… đến tổ chức sản xuất trong lũ

Chung sống với lũ, tổ chức sản xuất trong lũ, tận dụng lợi thế của lũ để mưu sinh, làm giàu là một tập quán đã có từ lâu ở An Giang. Từ tập quán này, vào những năm 1996, 1997, An Giang đã có chủ trương tổ chức sản xuất trong lũ, tận dụng lợi thế của lũ để cải thiện đời sống người dân. Từ cách nghĩ này, tỉnh đã chủ trương cho hộ nghèo vay vốn, tổ chức sản xuất trong lũ như: trồng rau nhút, bầu, bí, ớt, khổ hoa, cải ngọt, cải xanh… cung cấp cho các chợ đầu mối, chợ làng, chợ xã trong và ngoài tỉnh, nâng cao thu nhập nông hộ. Đối với hộ nghèo không có phương tiện, công cụ mưu sinh thì nhà nước cho xuồng, lưới để đánh bắt cá mùa lũ, cải thiện đời sống. Ngân hàng bám sát chủ trương của từng địa phương trong tổ chức sản xuất vụ 3, trồng hoa màu trong mùa nước nổi để hỗ trợ vốn cho bà con. Với cách làm này, ngay trong những tháng mùa lũ, hàng trăm ngàn người dân nghèo trong tỉnh đã có cuộc sống ổn định. Và hơn 20 năm qua, hàng năm dù lũ có về hay không, việc tổ chức sản xuất vụ 3 đã trở thành tập quán, góp phần cải thiện đời sống hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho hộ khá, làm giàu chính đáng cho những cơ sở, doanh nghiệp có sử dụng lao động nông nhàn trong mùa lũ.

Thu hoạch cá lóc trong lũ

Thu hoạch cá lóc trong lũ

“Vốn phục vụ cho sản xuất là một việc rất cần thiết với chúng tôi. Những năm gần đây, từ chương trình tín dụng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tín dụng cho người nghèo, nhiều nông hộ đã được hỗ trợ vốn với lãi suất thấp để sản xuất trong lũ, nhờ đó người dân vùng nông thôn đã bám đất, giữ làng, phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình…” - ông Nguyễn Văn Dứt, Giám đốc HTXNN Tân Phú A1 (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu) chia sẻ.

Những ngày này, đi qua các địa phương đầu nguồn như An Phú, Tân Châu hay các huyện ở hạ lưu như: Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn… nơi đâu cũng thấy bà con tất bật với công việc trong lũ. Người thì đi đặt lươn, giăng câu, bủa lưới bắt cá; người thì trồng nấm rơm, cà, ớt, bầu, bí để bán có giá. Năm nay, bệnh dịch tả heo Châu Phi xuất hiện trên địa bàn cả nước nên các mặt hàng cá đồng có giá rất cao. Hiện cá linh đến 70.000 đồng/kg, cá mè vinh, cá dãnh từ 50.000/kg trở lên. Điều này đã giúp cho nhiều hộ nghèo trong tỉnh có đời sống ổn định trong lũ.

MINH HIỂN - (baoangiang.com.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Tin ngành nghề khác

  • Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó
    Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
    Thứ năm, 30 Tháng 3 2023 00:43
  • Nghề bếp chỉ dành cho người thật sự đam mê
    “Thuộc nhóm ngành dịch vụ, nghề đầu bếp gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, người làm bếp cần có niềm đam mê và sự tận tâm mới có thể trụ vững cùng nghề”. Đó là chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Trần Long, chủ nhân Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề bếp.
    Thứ ba, 25 Tháng 5 2021 11:36
  • Nghề nuôi trâu ở vùng biên
    Có lẽ hình ảnh con trâu đã quá quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Hiện nay, người dân một số địa phương ở vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn theo nghề nuôi trâu truyền thống. Đối với nhiều nông dân, con trâu là “bạn”, là tài sản quý giá, giúp họ có cuộc sống ổn định.
    Thứ sáu, 12 Tháng 2 2021 11:38
  • Trở lại xóm đũa Tân Long
    Cho dù còn lắm khó khăn trong thực tại, nhưng những người làm nghề vót đũa tre thủ công truyền thống ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vẫn quyết giữ lấy nghề.
    Thứ hai, 11 Tháng 5 2020 10:28
  • Giữ lửa nghề cho thợ đóng tàu
    Sau quá trình tái cơ cấu, các công ty đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tuy vẫn giữ ổn định việc làm nhưng lại gặp khó khăn vì luôn thiếu nhân công và tình trạng lao động bỏ việc, chấm dứt hợp đồng. Ðiều này đòi hỏi các đơn vị cần nâng cao tính chủ động, có phương sách tìm kiếm những hợp đồng mới, bảo đảm thu nhập để giữ nguồn nhân lực khi thị trường phát triển trở lại.
    Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 07:19
  • Vào mùa làm chậu kiểng
    Do nhu cầu của người trồng hoa kiểng ngày một nhiều, nhất là trong dịp tết nên nhiều cơ sở làm nghề đúc chậu xi măng trên địa bàn tỉnh phải tất bật làm để kịp giao hàng cho khách.
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Xóm nghề đan cần xé, liên kết để đi xa
    Xóm nghề đan cần xé ở đường Ngô Quyền (Phường 2- TP Vĩnh Long) với những ngôi nhà mở toang cánh cửa, khoảnh sân đầy tre trúc và những con người từ độ lên năm đã gắn bó với nghề… Những đôi tay thoăn thoắt trên từng cần xé không chỉ để mưu sinh mà còn nuôi nấng xóm nghề và ước mong xóm nghề ngày càng phát triển.
    Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 07:50
  • Cần “cú hích” cho các làng nghề truyền thống
    So với các tỉnh, thành phố của khu vực BĐSCL, Bạc Liêu là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế cho địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Song, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy và nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”!...
    Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:35
  • Làng giữ hồn Tổ quốc
    Dịp Quốc khánh trùng với ngày tựu trường nên đây là khoảng thời gian tất bật nhất trong năm của làng may cờ Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
    Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 13:08
  • Thu nhập ổn định từ nghề đan, vá lưới
    Sống ở vùng biển, nếu gia đình nào không đủ điều kiện đóng tàu đánh bắt thủy sản thì hầu hết làm nghề đan, vá lưới để mưu sinh. Nghề này đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.
    Thứ ba, 27 Tháng 8 2019 07:46
  • Đời thớt
    Tôi mua tấm thớt mù u về xài... để được thấy bữa cơm “ngon” hơn, để tôi tìm về những thứ thân quen!
    Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 11:39
  • “Giữ lửa” cho nghề truyền thống
    Sau những thăng trầm theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống dần mai một. Song, bằng niềm đam mê, tâm huyết với nghề, nhiều người vẫn giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.
    Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:39
  • Nghề hầm than đước ở Cà Mau
    Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước tỉnh Cà Mau. Nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển của tỉnh tận cùng Tổ quốc đã có mấy đời hành nghề. Gần đây, nghề hầm than được quy hoạch phát triển theo hình thức kinh tế hợp tác nên những người theo nghề hầm than làm ăn bài bản, có lời và tiếp tục gắn bó với nghề.
    Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 11:17
  • Nghề trang trí tiệc
    Thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và đặc biệt chỉ phục vụ những sự kiện tràn ngập niềm vui và hạnh phúc là ưu điểm nổi bật của nghề trang trí tiệc. Nghề này luôn đòi hỏi điểm mới và sự độc đáo nên đòi hỏi người làm nghề cần có tư duy sáng tạo.
    Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 09:06
  • Nhọc nhằn nghề cào hến, cào ốc mưu sinh dưới lòng sông Dinh
    Hằng ngày, khi nước triều xuống, người dân ở hai bờ sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào bắt con hến, ốc móc tay,... Tuy vất vả mưu sinh nhưng nhiều nghề cào hến đã trở thành nghề truyền thống, nuôi miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.
    Thứ sáu, 16 Tháng 11 2018 14:31
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 09:57