Cần “cú hích” cho các làng nghề truyền thống

Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:35 (GMT+7)
So với các tỉnh, thành phố của khu vực BĐSCL, Bạc Liêu là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế cho địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Song, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy và nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”!...

NHIỀU LỢI THẾ CHƯA ĐƯỢC PHÁT HUY

Toàn tỉnh hiện còn tồn tại 10 làng nghề truyền thống như: sản xuất muối, đan đát, dệt chiếu, mộc gia dụng, rèn, làm bánh tráng, bún… Thế nhưng, trên thực tế chỉ có vài nơi có thể gọi là “làng nghề” nhờ thu hút nhiều lao động tham gia; ở nhiều nơi, nghề truyền thống gần như chỉ còn hoạt động trong phạm vi hộ gia đình (như nghề làm bún hay làm bánh tráng). Những năm gần nay, do tác động của thị trường và thiếu những chính sách mang tính động lực để hỗ trợ nên nhiều làng nghề dần mai một, người lao động không còn tha thiết với nghề.

Thực tiễn đã chứng minh, nếu giá trị các làng nghề được phát huy sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, thu hút nhiều việc làm cho lao động nông thôn, giải quyết có hiệu quả bài toán lao động thời vụ, nông nhàn, nhất là lao động nữ. Điển hình như ấp Mỹ I (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) có 300 hộ tham gia làng nghề đan đát, giải quyết việc làm cho gần 1.300 lao động. Hay ở ấp Nhà Lầu II (xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) làng nghề đan đát đã giải quyết việc làm cho 1.000 lao động (gồm 148 hộ), cho thu nhập bình quân 1,5 - 2 triệu đồng/lao động/tháng.

Nếu làng nghề gắn với phát triển du lịch theo mô hình du lịch cộng đồng thì giá trị kinh tế và xã hội sẽ mang lại gấp nhiều lần. Đơn cử như mô hình tham quan làng nghề gắn với du lịch sông nước, thưởng thức các món ăn đồng quê trên tuyến sông gắn với tham quan vườn khóm, vườn trái cây, bắt cá… có thể áp dụng ở huyện Phước Long và Hồng Dân. Song, những ý tưởng này vẫn còn là kế hoạch nằm trên giấy!?

Hiện nay, nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL đã phát huy tối đa lợi thế từ các làng nghề như như ở tỉnh Tiền Giang có làng nghề làm mứt khóm, kẹo khóm, nước khóm và nước màu khóm ngay vùng chuyên sản xuất khóm, thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm. Vì vậy, ở vùng khóm Ba Đình huyện Hồng Dân cũng có thể áp dụng mô hình này gắn với tham quan làng nghề đan đát, mô hình nuôi cá bống mú, cá chình, tôm sinh thái… dựa trên thế mạnh sông nước và văn hóa đặc thù. Đồng thời phục vụ các món ăn đặc trưng của địa phương như: đọt choại chấm mắm cá trắm cỏ, tôm càng xanh, cá ngát nấu bần, năn bộp chấm thịt trâu kho, cá bống mú chưng tương, cá chình ăn với rau rừng… Những việc làm này các địa phương có thể làm được, nhưng điều quan trọng là phải xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, phát huy giá trị từ các làng nghề.

Bên cạnh việc thiếu những mô hình và cách làm hay để phát huy tiềm năng, thế mạnh, các làng nghề cũng tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là hoạt động kinh doanh mang tính tự phát; sản xuất nhỏ lẻ hoặc sản xuất hộ gia đình; khả năng về vốn còn quá ít so với yêu cầu; hiệu quả sản xuất, kinh doanh không cao; chưa hình thành các mô hình sản xuất phát triển bền vững. Cùng với đó, trình độ quản lý của người sử dụng lao động ở các làng nghề còn hạn chế; lao động qua đào tạo còn thấp, chưa phù hợp với tác phong công nghiệp; sản xuất còn phân tán, theo thời vụ. Công nghệ, thiết bị lạc hậu; chậm đầu tư đổi mới để cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm; thị trường tiêu thụ bấp bênh và thiếu bền vững, rủi ro cao; việc hỗ trợ vốn cho phát triển các làng nghề chưa đáp ứng nhu cầu người sản xuất…

Nghề đan đát (ảnh trên) và nghề rèn ở huyện Hồng Dân. Ảnh: L.D

TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ

Theo Sở Công thương, để phát triển làng nghề ở tất cả các vùng nông thôn, hình thành các làng nghề quy mô sản xuất hàng hóa lớn để vừa phát triển sản xuất vừa tạo điều kiện thu hút du khách tham quan và tiếp cận sản phẩm, các địa phương có làng nghề cần tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Đối với những nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp, cần áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất sản xuất nguyên liệu.

Để tìm được đầu ra cho sản phẩm, các làng nghề cần kết hợp một cách hợp lý giữa sản xuất truyền thống và công nghệ hiện đại. Cần áp dụng công nghệ vào một số công đoạn sản xuất, nhưng vẫn phải áp dụng quy trình chế tác ở những công đoạn thể hiện sự tinh xảo, nét đặc trưng của sản phẩm. Từ đó có thể sản xuất ra sản phẩm nhanh hơn, mẫu mã phong phú, giá thành cạnh tranh. Song song đó, chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm bằng nhiều kênh thông tin khác nhau; phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề.

Để tạo thêm nguồn lực, giữ gìn và thúc đẩy làng nghề phát triển, Bạc Liêu đã kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nông thôn, đặc biệt là địa bàn có cơ sở làng nghề; hỗ trợ 100% vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, từ đó tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển. Ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mở rộng vùng nguyên liệu gắn với hoạt động làng nghề; quy hoạch vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển bền vững. Hỗ trợ kịp thời việc hướng dẫn lập dự án và hoàn thành hồ sơ, thủ tục cho các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề nông thôn. Hoàn thiện các quy định về quy chế phối hợp giữa ngành Công thương, ngành Nông nghiệp và Tài nguyên - Môi trường làm cơ sở pháp lý thực hiện các vấn đề liên quan trong quản lý làng nghề, ngành nghề nông thôn; có văn bản hướng dẫn cụ thể, tránh trùng lắp giữa các cơ quan thực hiện tại địa phương.

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi vốn vay vốn, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề nông thôn theo hướng tăng giá trị và quy mô; đề xuất thủ tục về việc vay vốn thí điểm thế chấp 50% tài sản cho các hộ được công nhận làng nghề. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cho lao động làng nghề nông thôn; tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại (quảng bá, tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo…), tạo điều kiện cho các cơ sở, làng nghề tiếp cận với các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm…

Với những giải pháp cơ bản trên, hy vọng sẽ tạo nên những “cú hích” mới cho làng nghề phát triển và góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa ở vùng nông thôn.

Quốc Bửu - (baobaclieu.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Tin ngành nghề khác

  • Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó
    Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
    Thứ năm, 30 Tháng 3 2023 00:43
  • Nghề bếp chỉ dành cho người thật sự đam mê
    “Thuộc nhóm ngành dịch vụ, nghề đầu bếp gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, người làm bếp cần có niềm đam mê và sự tận tâm mới có thể trụ vững cùng nghề”. Đó là chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Trần Long, chủ nhân Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề bếp.
    Thứ ba, 25 Tháng 5 2021 11:36
  • Nghề nuôi trâu ở vùng biên
    Có lẽ hình ảnh con trâu đã quá quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Hiện nay, người dân một số địa phương ở vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn theo nghề nuôi trâu truyền thống. Đối với nhiều nông dân, con trâu là “bạn”, là tài sản quý giá, giúp họ có cuộc sống ổn định.
    Thứ sáu, 12 Tháng 2 2021 11:38
  • Trở lại xóm đũa Tân Long
    Cho dù còn lắm khó khăn trong thực tại, nhưng những người làm nghề vót đũa tre thủ công truyền thống ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vẫn quyết giữ lấy nghề.
    Thứ hai, 11 Tháng 5 2020 10:28
  • Giữ lửa nghề cho thợ đóng tàu
    Sau quá trình tái cơ cấu, các công ty đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tuy vẫn giữ ổn định việc làm nhưng lại gặp khó khăn vì luôn thiếu nhân công và tình trạng lao động bỏ việc, chấm dứt hợp đồng. Ðiều này đòi hỏi các đơn vị cần nâng cao tính chủ động, có phương sách tìm kiếm những hợp đồng mới, bảo đảm thu nhập để giữ nguồn nhân lực khi thị trường phát triển trở lại.
    Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 07:19
  • Vào mùa làm chậu kiểng
    Do nhu cầu của người trồng hoa kiểng ngày một nhiều, nhất là trong dịp tết nên nhiều cơ sở làm nghề đúc chậu xi măng trên địa bàn tỉnh phải tất bật làm để kịp giao hàng cho khách.
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Xóm nghề đan cần xé, liên kết để đi xa
    Xóm nghề đan cần xé ở đường Ngô Quyền (Phường 2- TP Vĩnh Long) với những ngôi nhà mở toang cánh cửa, khoảnh sân đầy tre trúc và những con người từ độ lên năm đã gắn bó với nghề… Những đôi tay thoăn thoắt trên từng cần xé không chỉ để mưu sinh mà còn nuôi nấng xóm nghề và ước mong xóm nghề ngày càng phát triển.
    Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 07:50
  • Nhiều mô hình làm ăn trong lũ
    Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất trong lũ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.
    Thứ năm, 26 Tháng 9 2019 10:31
  • Làng giữ hồn Tổ quốc
    Dịp Quốc khánh trùng với ngày tựu trường nên đây là khoảng thời gian tất bật nhất trong năm của làng may cờ Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
    Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 13:08
  • Thu nhập ổn định từ nghề đan, vá lưới
    Sống ở vùng biển, nếu gia đình nào không đủ điều kiện đóng tàu đánh bắt thủy sản thì hầu hết làm nghề đan, vá lưới để mưu sinh. Nghề này đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.
    Thứ ba, 27 Tháng 8 2019 07:46
  • Đời thớt
    Tôi mua tấm thớt mù u về xài... để được thấy bữa cơm “ngon” hơn, để tôi tìm về những thứ thân quen!
    Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 11:39
  • “Giữ lửa” cho nghề truyền thống
    Sau những thăng trầm theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống dần mai một. Song, bằng niềm đam mê, tâm huyết với nghề, nhiều người vẫn giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.
    Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:39
  • Nghề hầm than đước ở Cà Mau
    Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước tỉnh Cà Mau. Nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển của tỉnh tận cùng Tổ quốc đã có mấy đời hành nghề. Gần đây, nghề hầm than được quy hoạch phát triển theo hình thức kinh tế hợp tác nên những người theo nghề hầm than làm ăn bài bản, có lời và tiếp tục gắn bó với nghề.
    Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 11:17
  • Nghề trang trí tiệc
    Thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và đặc biệt chỉ phục vụ những sự kiện tràn ngập niềm vui và hạnh phúc là ưu điểm nổi bật của nghề trang trí tiệc. Nghề này luôn đòi hỏi điểm mới và sự độc đáo nên đòi hỏi người làm nghề cần có tư duy sáng tạo.
    Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 09:06
  • Nhọc nhằn nghề cào hến, cào ốc mưu sinh dưới lòng sông Dinh
    Hằng ngày, khi nước triều xuống, người dân ở hai bờ sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào bắt con hến, ốc móc tay,... Tuy vất vả mưu sinh nhưng nhiều nghề cào hến đã trở thành nghề truyền thống, nuôi miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.
    Thứ sáu, 16 Tháng 11 2018 14:31
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 09:57