Đời thớt

Thứ hai, 26 Tháng 8 2019 11:39 (GMT+7)
Tôi mua tấm thớt mù u về xài... để được thấy bữa cơm “ngon” hơn, để tôi tìm về những thứ thân quen!

Trên QL54 đoạn qua ấp Đông Hưng 1 (xã Đông Thành, TX Bình Minh), nhà ông Trần Ngọc Thảo (Sáu Thảo) làm nghề thợ mộc đã hơn 30 năm nay. Làm và giữ nghề chừng ấy năm, nhưng giờ nghề mộc cầm chừng nên mấy năm nay ông chuyển qua làm thớt mù u để bán.

Vợ chồng anh Tuấn đi làm về ghé mua thớt mù u của nhà ông Sáu Thảo.

Vợ chồng anh Tuấn đi làm về ghé mua thớt mù u của nhà ông Sáu Thảo.

Thớt mù u làm từ... gỗ cây mù u. Theo ông Sáu Thảo, để có một tấm thớt thành phẩm, phải trải qua 4 công đoạn bằng máy và chỉ một tay ông đảm nhận: cưa, lộng, bào, mài...

Làm mộc là việc nặng nhọc, bụi bặm và đòi hỏi có khiếu và kỹ năng. Nói như kiểu thêu thùa may vá thì phải có hoa tay hay khi nấu nướng thì cần sự nhạy cảm các giác quan. “Tui không tính tháng làm bao nhiêu đợt thớt, cứ sắp hết thớt loại nào thì tui xẻ gỗ làm ngay. Làm thẳng thét, ngày 40- 50 cái thớt thành phẩm.

Mình làm xong trưng bán liền, gỗ thớt không bị nứt.”- ông Sáu Thảo bao quát công việc quen thuộc. Cứ vậy, hễ gỗ làm ra loại thớt nào vơi đi là ông kêu lái quen đem tới.

Bà Trần Thị Ri- vợ ông Sáu Thảo- nói về việc buôn bán thớt: “Bà con các nơi đi ngang qua đây hay ghé mua thớt về xài.

Thớt cũng được mối quen ở Ninh Kiều (TP Cần Thơ), ở vùng Trà Ôn (Vĩnh Long), Cầu Kè (Trà Vinh) mua số lượng nhiều về bán chợ. Mà vui nhất là xe du lịch ở các vùng xa đi đám tiệc, thăm người thân về họ thấy cảnh “quen quen” nên ghé mua thớt, mỗi lần một chục, mười mấy tấm thớt để dành xài và chia cho nhau”. 

Bà báo giá bán thớt quen thuộc hàng ngày: “30- 40- 50- 70- 100 hoặc vài trăm, cao nhất 400 ngàn đồng một tấm thớt loại to nhất”.

Ông Sáu Thảo nói vui nữa là ở xóm khi có đám hỏi đám cưới mà tự nấu tiệc chứ không thuê dịch vụ nấu nướng thì đến mua 5- 7 cái hay chục cái thớt về xài, xong để... xài lâu dài luôn.

Chắc chắn trong suy nghĩ, ký ức của những người mua thớt, họ một thời đã quen và luôn nhớ tấm thớt mù u như bao nhiêu năm qua vậy!

Hôm tôi ghé quầy bán thớt, vợ chồng anh Tuấn ở xã Thuận An cũng ghé quầy mua thêm thớt. Anh nói có việc đi ngang xóm này lúc sáng đã ghé mua 3 tấm thớt.

Đi công việc xong, đến chiều anh chị về thì ghé mua 2 tấm thớt nữa. Anh Tuấn nhớ giá mà anh và vợ đã ghé quầy thớt 2 lượt chọn mua: “Hết thảy là 230 ngàn đồng, là 5 tấm thớt lớn nhỏ: 1 thớt 30 ngàn, 2 thớt 40 ngàn, 1 thớt 50 ngàn và 1 thớt 70 ngàn”.

Bởi chiều gấp gáp, tôi vừa kịp hỏi tên và với theo anh một câu “mua về mình xài hay cho ai nữa?” Anh cũng nói với lại “mua về xài và cho 2 nhà cha mẹ 2 bên anh ơi!”

Tôi thấy vui vui với hình ảnh và màn đối đáp này, với ký ức chưa xa về tấm thớt mù u mà “chủ thớt” làm ra để người qua lại cảm thấy thân quen! Tôi cũng mua 2 tấm thớt (tấm 30 ngàn, tấm 40 ngàn) về xài.

Tấm thớt mù u trong ký ức chưa xa nôm na như hành trang bếp núc với các công năng chặt, xắt, băm, bằm...

Rồi từ cây mù u này, người ta còn dùng làm cột nhà, làm ghe, làm cầu; trái mù u rụng xuống khô đi được con nít lấy bắn đạn keo hay kết chuỗi chơi; dầu mù u dùng trong chế phẩm chăm sóc da và tóc...

Nhưng nhớ nhất vẫn là thớt mù u. Cái vật bên sàn nước, trong bếp núc với các công năng không thay đổi để: chặt, xắt, băm, bằm.

Rồi mai, tấm thớt mù u vẫn còn hiện diện trong chái bếp. Theo thời gian, rồi nhiều thứ sẽ trở thành hành trang cũ. Và có hành trang cũ như cánh cửa luôn mở cho những người con tìm lại về nhà...

Bài, ảnh: TƯỜNG VÂN - (baovinhlong.com.vn)
T/h: Bích Ngân (dongbang.vn)

Bài viết mới nhất của Tin ngành nghề khác

  • Ngành giấy đẩy mạnh xúc tiến thương mại để vượt khó
    Trước sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ngành giấy đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường.
    Thứ năm, 30 Tháng 3 2023 00:43
  • Nghề bếp chỉ dành cho người thật sự đam mê
    “Thuộc nhóm ngành dịch vụ, nghề đầu bếp gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, người làm bếp cần có niềm đam mê và sự tận tâm mới có thể trụ vững cùng nghề”. Đó là chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Trần Long, chủ nhân Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hòa Ký, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề bếp.
    Thứ ba, 25 Tháng 5 2021 11:36
  • Nghề nuôi trâu ở vùng biên
    Có lẽ hình ảnh con trâu đã quá quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Hiện nay, người dân một số địa phương ở vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn theo nghề nuôi trâu truyền thống. Đối với nhiều nông dân, con trâu là “bạn”, là tài sản quý giá, giúp họ có cuộc sống ổn định.
    Thứ sáu, 12 Tháng 2 2021 11:38
  • Trở lại xóm đũa Tân Long
    Cho dù còn lắm khó khăn trong thực tại, nhưng những người làm nghề vót đũa tre thủ công truyền thống ở ấp Phụng Sơn B, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vẫn quyết giữ lấy nghề.
    Thứ hai, 11 Tháng 5 2020 10:28
  • Giữ lửa nghề cho thợ đóng tàu
    Sau quá trình tái cơ cấu, các công ty đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tuy vẫn giữ ổn định việc làm nhưng lại gặp khó khăn vì luôn thiếu nhân công và tình trạng lao động bỏ việc, chấm dứt hợp đồng. Ðiều này đòi hỏi các đơn vị cần nâng cao tính chủ động, có phương sách tìm kiếm những hợp đồng mới, bảo đảm thu nhập để giữ nguồn nhân lực khi thị trường phát triển trở lại.
    Thứ tư, 01 Tháng 1 2020 07:19
  • Vào mùa làm chậu kiểng
    Do nhu cầu của người trồng hoa kiểng ngày một nhiều, nhất là trong dịp tết nên nhiều cơ sở làm nghề đúc chậu xi măng trên địa bàn tỉnh phải tất bật làm để kịp giao hàng cho khách.
    Thứ hai, 23 Tháng 12 2019 12:56
  • Xóm nghề đan cần xé, liên kết để đi xa
    Xóm nghề đan cần xé ở đường Ngô Quyền (Phường 2- TP Vĩnh Long) với những ngôi nhà mở toang cánh cửa, khoảnh sân đầy tre trúc và những con người từ độ lên năm đã gắn bó với nghề… Những đôi tay thoăn thoắt trên từng cần xé không chỉ để mưu sinh mà còn nuôi nấng xóm nghề và ước mong xóm nghề ngày càng phát triển.
    Thứ năm, 31 Tháng 10 2019 07:50
  • Nhiều mô hình làm ăn trong lũ
    Khác với những mùa lũ 1996, 1997, 2000, năm nay lũ về ĐBSCL làm nhiều người dân vui mừng. Ngoài rửa sạch đồng ruộng, lũ còn mang theo nhiều tôm, cá, giúp người nghèo có thu nhập ổn định từ việc khai thác lợi thế của lũ. Nhiều hộ đã tổ chức sản xuất trong lũ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.
    Thứ năm, 26 Tháng 9 2019 10:31
  • Cần “cú hích” cho các làng nghề truyền thống
    So với các tỉnh, thành phố của khu vực BĐSCL, Bạc Liêu là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế cho địa phương phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Song, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy và nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”!...
    Thứ tư, 04 Tháng 9 2019 07:35
  • Làng giữ hồn Tổ quốc
    Dịp Quốc khánh trùng với ngày tựu trường nên đây là khoảng thời gian tất bật nhất trong năm của làng may cờ Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
    Thứ ba, 03 Tháng 9 2019 13:08
  • Thu nhập ổn định từ nghề đan, vá lưới
    Sống ở vùng biển, nếu gia đình nào không đủ điều kiện đóng tàu đánh bắt thủy sản thì hầu hết làm nghề đan, vá lưới để mưu sinh. Nghề này đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định.
    Thứ ba, 27 Tháng 8 2019 07:46
  • “Giữ lửa” cho nghề truyền thống
    Sau những thăng trầm theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống dần mai một. Song, bằng niềm đam mê, tâm huyết với nghề, nhiều người vẫn giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.
    Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 10:39
  • Nghề hầm than đước ở Cà Mau
    Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước tỉnh Cà Mau. Nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển của tỉnh tận cùng Tổ quốc đã có mấy đời hành nghề. Gần đây, nghề hầm than được quy hoạch phát triển theo hình thức kinh tế hợp tác nên những người theo nghề hầm than làm ăn bài bản, có lời và tiếp tục gắn bó với nghề.
    Thứ tư, 07 Tháng 8 2019 11:17
  • Nghề trang trí tiệc
    Thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp và đặc biệt chỉ phục vụ những sự kiện tràn ngập niềm vui và hạnh phúc là ưu điểm nổi bật của nghề trang trí tiệc. Nghề này luôn đòi hỏi điểm mới và sự độc đáo nên đòi hỏi người làm nghề cần có tư duy sáng tạo.
    Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 09:06
  • Nhọc nhằn nghề cào hến, cào ốc mưu sinh dưới lòng sông Dinh
    Hằng ngày, khi nước triều xuống, người dân ở hai bờ sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận lại rủ nhau cầm theo dụng cụ và dầm mình dưới nước nhiều giờ liền để cào bắt con hến, ốc móc tay,... Tuy vất vả mưu sinh nhưng nhiều nghề cào hến đã trở thành nghề truyền thống, nuôi miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.
    Thứ sáu, 16 Tháng 11 2018 14:31
  • Đan dây nhựa - nghề phù hợp lao động nhàn rỗi
    Đó là nhận định của đại diện ngành, đoàn thể chức năng về hiệu quả nghề đan dây nhựa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức giảng dạy tại các xã, phường, thị trấn các năm qua. Người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi học nghề, nhận nguyên liệu gia công sản phẩm: bàn, ghế, giỏ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
    Thứ tư, 25 Tháng 7 2018 09:57